Gặp phải trộm chó, xử lý thế nào để không phạm tội?

ANTD.VN - Trên thực tế, ở nước ta từng xảy ra nhiều vụ việc người dân vì đánh trộm đến tử vong hoặc bị thương nặng mà rơi vào vòng lao lý một cách vô cùng đáng tiếc. Trong những trường hợp này, chúng ta nên xử lý một cách khôn ngoan để vừa trừng trị thích đáng kẻ trộm, lại vừa bảo vệ được chính mình.

Nhiều kẻ trộm sử dụng những cách thức tinh vi để bắt chó (Ảnh minh họa).

Như Báo ANTĐ đã đưa tin, khoảng 23h ngày 19-10, Đinh Văn B. (SN 1992) rủ Lê Văn L. (SN 1988), đều trú tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đi xe máy đến địa bàn xã Gia Đức, huyện Thủy Nguyên, mục đích để trộm cắp chó.

Đến khu vực thôn 5 xã Gia Đức, 2 người này bắt trộm được 1 con chó, và ngay sau đó đã bị 2 thanh niên trong làng phát hiện, điều khiển xe ô tô truy đuổi, ép vào lề đường.

Bị chặn lại, B. và L. đã ẩu đả với nhóm thanh niên và một số người dân trong làng. Hậu quả, B. bị chấn thương sọ não, tử vong vào sáng 22-10; Lê Văn L. bị vết thương ở vùng đỉnh đầu; còn 3 thanh niên trong làng Gia Đức cũng bị thương tích nhẹ.

Cơ quan điều tra Công an huyện Thủy Nguyên đang tạm giữ các phương tiện liên quan gồm xe mô tô, 1 xe  ô tô cùng nhiều tang vật để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

4 thanh niên trộm chó nhanh như chớp ở Hà Nội (Video minh họa). Nguồn: Vnexpress.

Gần đây, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ đánh chết kẻ trộm chó hoặc nghi ngờ bắt trộm chó. Đã có nhiều vụ án được đưa ra xét xử về các hành vi liên quan đến việc xâm hại tính mạng, sức khỏe người khác.

Theo thông tin báo chí đưa, nạn trộm chó đã khiến cho nhiều làng quê vốn yên tĩnh trở nên náo loạn sau mỗi vụ mất trộm chó. Các đối tượng trộm chó sử dụng các loại xe có phân khối lớn, súng kích điện hoạt động cả đêm lẫn ngày một cách trắng trợn, liều lĩnh, sẵn sàng dùng hung khí đánh trả nếu bị truy đuổi. Nhiều người dân bức xúc gọi là bọn cướp chó chứ không phải trộm. Ai cũng cảm thấy bất an, nhưng lâu nay không dám báo lực lượng chức năng vì sợ các đối tượng này quay lại trả thù.

Điều đáng nói là với những kẻ trộm chó khi bị bắt quả tang, phần lớn chỉ bị xử phạt hành chính rồi được thả ra và chúng lại tiếp tục nghề cũ, khiến người dân vô cùng bức xúc. Cũng vì bức xúc mà nhiều người dân manh động dùng hung khí hoặc truy bắt bọn tội phạm dẫn đến tai nạn thương tâm.

Trả lời VOV, Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn luật sư Hà Nội - cho biết, Điều 19 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

 “Xét hành vi đánh chết đối tượng trộm chó nếu là tài sản của mình bị mất trộm thì được xem là người bị hại có lỗi.

Trường hợp người dân đánh chết trộm chó không phải là tài sản của mình mà do bị kích động, bức xúc thay cho những người chủ sở hữu thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo Khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết định khung theo điểm n “có tính chất côn đồ”.

Xử lý kẻ trộm thế nào để không mắc oan vào vòng lao lý?

Gặp phải trộm chó, xử lý thế nào để không phạm tội? ảnh 2

Đã từng có nhiều kẻ trộm chó bị người dân hành hung đến chết (Ảnh minh họa).

Trên thực tế, ở nước ta từng xảy ra nhiều vụ việc người dân vì đánh trộm đến tử vong hoặc bị thương nặng mà rơi vào vòng lao lý một cách vô cùng đáng tiếc. Trong những trường hợp này, chúng ta nên xử lý một cách khôn ngoan để vừa trừng trị thích đáng kẻ trộm, lại vừa bảo vệ được chính mình.

Theo Đại úy Nguyễn Hải Nam, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội - Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM, trong trường hợp người dân bắt được người phạm tội trộm cắp quả tang cần liên lạc ngay với công an địa phương yêu cầu công an tới giải nghi can đi hoặc người dân có thể trực tiếp dẫn giải nghi can tới trụ sở công an gần nhất.

Nếu người dân chỉ nghi vấn người đó là trộm mà bắt trói, sau đó không chứng minh được hành vi phạm tội của nghi can này thì người bắt trói đã có hành vi bắt giữ người trái pháp luật.

Theo Kiểm sát viên Trần Minh Sơn, VKSND quận Gò Vấp, TP.HCM, người dân được quyền bắt và giữ kẻ phạm tội trong một thời gian ngắn để chờ cơ quan có thẩm quyền đến giải quyết. Có thể hỏi nghi can để xác định sơ bộ nhưng phải trên tinh thần tôn trọng, không được có hành động xúc phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm họ.

Phải xác định có ai làm chứng việc bắt quả tang hay không, người ta trộm cắp cái gì, tài sản đã bị lấy chưa, thu giữ tài sản có đang trong tay, trong người của người bị bắt không, tài sản đã bị dịch chuyển khỏi nơi người có tài sản quản lý chưa. Nhớ là tài sản xác định bị trộm cắp phải được bàn giao luôn cho công an. Nhiều trường hợp tài sản của mình, mình giữ nên không có vật chứng, chứng cứ xác định hành vi trộm. Công an sẽ lập biên bản thu giữ tài sản, xác định chủ sở hữu, đưa đi giám định để xác định giá trị, làm thủ tục giao trả tài sản… Có hành vi phạm tội thì sẽ bị xử theo luật. Viện kiểm sát sẽ không phê chuẩn nếu không đủ căn cứ vừa nêu.

Gặp phải trộm chó, xử lý thế nào để không phạm tội? ảnh 3 

Những điều nên và không nên làm khi bắt được kẻ trộm chó. Nguồn: Zing.vn