Đừng để tàn phế vì bệnh cơ xương khớp

ANTĐ - Các bệnh viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người. Trong khi đó, nhóm bệnh này được cảnh báo đang tăng nhanh ở Việt Nam những năm gần đây.

Những con số báo động

Thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ trong những năm gần đây các bệnh viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người, tiếp theo là các vấn đề về lưng và cột sống. Cũng theo nguồn thông tin này, hơn 1/3 dân số ở Mỹ mắc các bệnh về xương khớp. 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Mỗi năm thoái hóa khớp cũng gây ra 1 triệu lượt nhập viện và 45 triệu lượt khám và làm tổn thất 100 tỷ USD cho chi phí điều trị và mất sức lao động.

Bệnh thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế hiện nay

Ở Việt Nam, hiện chưa có thống kê cụ thể song theo các chuyên gia đầu ngành về  lĩnh vực này, thì tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao, đã đạt tới 72,5 tuổi. Đây cũng là thách thức lớn cho việc điều trị căn bệnh cơ xương khớp. Bởi, thông thường bệnh khớp thường “tấn công” người có tuổi. Theo những số liệu gần đây, số người có tuổi tại nước ta đã lên hơn 6 triệu người và tỉ lệ này sẽ tăng lên khoảng trên 10 triệu vào 2020. Phụ nữ chiếm khoảng 60% người có tuổi. Do vậy, chăm sóc sức khoẻ xương khớp cho người có tuổi đang là vấn đề rất thách thức.

Th.S. BS Hồ Phạm Thục Lan - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, BV Nhân Dân 115 thì bệnh thoái hóa khớp đang có tần xuất mắc rất cao trong cộng đồng. “Mỗi ngày tại BV Nhân Dân 115 có khoảng 200 bệnh nhân tới khám, tái khám các bệnh xương khớp thì trên 50% trong đó là thoái hóa khớp.  Khoảng 2/3 trong số bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp phải nhập viện điều trị”. Trong khi đó, tại các khoa cơ xương khớp của các BV Nhân Dân Gia Định, BV Nguyễn Tri Phương, BV Thống Nhất… mỗi ngày mỗi bệnh viện cũng tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp đến thăm khám.

Bác sĩ PGS- BS Lê Anh Thư - Trưởng khoa nội Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tại BV này, trong năm 2012 có đến 64.000 lượt bệnh nhân đến khám khớp, “biến” Phòng khám khớp trở thành phòng khám có số lượng bệnh đông nhất trong các chuyên khoa. Còn tại BV đặc thù như BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM, nếu trung bình mỗi ngày phòng khám khớp giải quyết khám cho 250 bệnh nhân như hiện nay thì số lượng bệnh nhân đến khám trong một năm tính ra cũng khoảng 90 ngàn lượt khám. 

Điều trị được không?

Theo Thác sỹ Bác sỹ Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình- BV Nguyễn Tri Phương việc chẩn đoán thoái hóa khớp hoàn toàn không khó, cái khó chính là làm sao để sống chung một cách “hòa bình”, yên ổn với thoái hóa khớp.

Thực tế cho thấy, một số bệnh nhân thường có xu hướng chủ quan, lơ là không quan tâm đến bệnh tật, số khác lại lo lắng quá mức và luôn đi tìm các loại thuốc với mong muốn làm cho tình trạng thoái hóa này “biến mất” vĩnh viễn. Cả hai đều không phải là cách tốt nhất để ứng phó với thoái hóa khớp. Nếu bỏ mặc đến đâu hay đến đó, quá trình thoái hóa khớp sẽ ngày một tăng tốc khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Thế nhưng theo các chuyên gia xương khớp thì cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp điều trị hữu hiệu nào nhằm ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp mà chỉ có thể làm chậm lại quá trình này.

BS Tăng Hà Nam Anh cho rằng, biện pháp điều trị thoái hóa khớp bao gồm cả chế độ luyện tập và thuốc men. Thông thường bệnh nhân sẽ được kê các thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid, steroid và bổ sung các dưỡng chất cho khớp. Tuy nhiên, dùng thuốc kháng viêm giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời mà không thể làm hồi phục lớp sụn bị thoái hóa. Thuốc cũng sẽ khó cho tác dụng nếu sụn đã hư nhiều. Hơn nữa, nếu sử dụng lâu dài sẽ có khả năng gây loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng thận…

Gần đây, ngành Miễn dịch học phân tử phát triển, người ta mới có thể hiểu được một cách rõ ràng hơn về sự hư hại của sụn khớp. Sụn là một trong những mô liên kết chủ yếu của cơ thể với hơn 90% là những sợi collagen tuýp 2, đảm bảo sự linh hoạt, dẻo dai và chịu tải cho các khớp xương. Các nhà khoa học đã chỉ rõ, theo thời gian, áp lực tác động lên các khớp xương ngày càng nhiều, các cấu trúc sợi collagen trong sụn dù có chắc bền đến đâu cũng có thể dễ dàng bị tổn thương.

Từ phát hiện này, Viện Nghiên cứu InterHealth của Mỹ đã phát minh một dưỡng chất sinh học thế hệ mới là UC-II có thể ngăn ngừa quá trình tự phá huỷ sụn khớp của cơ thể. Những nghiên cứu miễn dịch học phân tử của InterHealth (Mỹ) cũng khẳng định, việc sử dụng hoạt chất sinh học UC-II, được tinh chiết bằng công nghệ cao nhằm giữ nguyên cấu trúc phân tử và đặc tính sinh học, sẽ giúp chủ động sửa chữa, tái tạo các tổn hại của sụn khớp và hạn chế tối đa quá trình tự hủy hoại của sụn khớp.

UC-II khi được uống vào cơ thể, 53% sẽ được hấp thu vào máu, trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp. Phần còn lại (47%) không bị phân huỷ mà đi đến ruột non để  tương tác với cơ quan kiểm dịch của cơ thể là mảng Peyer, giúp cơ thể nhận diện collagen làm giảm hoạt tính của tế bào T-Killer để không phá huỷ các collagen được hấp thụ, đồng thời ngăn chặn quá trình phá huỷ tự nhiên sụn khớp đang diễn ra, từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp.