Có khả năng lây nhiễm các căn bệnh nguy hiểm khi tham gia hiến máu?

ANTD.VN - Hiến máu nhân đạo trước nay luôn được coi là một nghĩa cử cao đẹp và thu hút sự chú ý tham gia số đông cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người e ngại bởi nỗi lo về khả năng lây nhiễm các căn bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS hay virus viêm gan B…

Vụ lây nhiễm hy hữu sau khi cho máu

Vụ việc từng khiến dư luận Trung Quốc ngỡ ngàng khi hàng ngàn người dân rơi vào nguy cơ lây nhiễm HIV năm 1990 sau khi tham gia hiến máu tại một phòng khám tỉnh Hải Nam.

Được biết những người dân làng Wenlou, tỉnh Hải Nam được khuyến khích tham gia hiến máu… lấy tiền tại các phòng khám tỉnh. Đây được cho là một hành vi bán máu trái phép tại thời điểm đó. Tuy nhiên, sự tác trách của đội ngũ cán bộ y tế tại thời điểm ấy đã khiến gần như tất cả dân làng bị lây nhiễm HIV do sử dụng bơm kim tiêm bẩn.

Vụ việc hy hữu này đã khiến dư luận thế giới chấn động khi gần như 1 ngôi làng khỏe mạnh bình thường ở Trung Quốc bỗng chốc trở thành làng… HIV.

Điều này đã đặt ra câu hỏi, liệu đi hiến máu có nguy cơ lây nhiễm HIV hay không?

Hiến máu có gây lây nhiễm HIV?

HIV và các loại virus khác như viêm gan B chỉ có thể lây nhiễm qua đường máu khi sử dụng chung bơm kim tiêm và ống tiêm đối với nhiều đối tượng. Bởi vậy, theo lời ThS. Nguyễn Kiên Cường – Viện Y học Dự phòng quân đội, người dân không cần phải lo lắng nguy cơ nhiễm bệnh khi đi hiến máu.

Thực tế, trước khi hiến máu, mỗi người sẽ được phát một túi máu riêng đã được niêm phong kèm theo Kim lấy máu được tiệt trùng 100%. Bởi vậy, người hiến máu có thể hoàn toàn yên tâm rằng không có nguồn bệnh nào có thể lây nhiễm trong quá trình hiến máu.

Sau khi hiến máu, người hiến có thể có những biểu hiện: mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, người nổi hạch… thì đó là tác dụng phụ của việc mất đi 1 lượng máu hoặc do cơ thể mắc bệnh gì đó, nhưng đó tuyệt nhiên không phải do lây nhiễm virus HIV/AIDS.

Những tấm gương hiến máu tiêu biểu

Hiến máu cứu người là một hoạt động nhân đạo nhận được sự hưởng ứng không nhỏ từ cộng đồng. Những tấm gương tiêu biểu đã tham gia nhiều lần hiến máu với mong muốn đóng góp cho cộng đồng.

Có khả năng lây nhiễm các căn bệnh nguy hiểm khi tham gia hiến máu? ảnh 1

Ông Nguyễn Ngọc Thành từng hay uống rượu, bia nhưng đã từ bỏ thói quen xấu đó để được tham gia hiến máu cứu người

Ông Nguyễn Ngọc Thành, 59 tuổi sống tại TP.HCM, là bảo vệ một siêu thị cho biết, ông đã biết đến hoạt động hiến máu từ cách đây 20 năm, khi ấy ông vô cùng ấn tượng với tính nhân đạo của công việc này. Ông quan niệm, mình không có đủ điều kiện vật chất để giúp đỡ người khác vậy tại sao không nhân cơ hội này đóng góp một ít cho cộng đồng. Tính đến nay, ông Thành đã hiến máu được tổng cộng 64 lần.

Không chỉ vậy, ông Thành còn thuyết phục gia đình mình tham gia hiến máu nhân đạo để đóng góp cho xã hội. Ông vui vẻ chia sẻ, vợ ông cũng đã tham gia thường xuyên và hiến máu được 20 lần.

Ạnh Chinoros Benjachavakul hiến máu tại Lễ hội Xuân hồng 2018

Một tấm gương khác, là anh Chinoros Benjachavakul đến từ Thái Lan đã ghi dấu lần hiến máu thứ 44 của mình tại Lễ hội Xuân hồng 2018.

Được biết lễ hội này diễn ra trong 3 ngày từ 9 đến 11-3. Bởi vậy, sáng 11-3, anh Chinoros đã từ Biên Hòa (Đồng Nai) bay ra Hà Nội để hiến máu và tham dự lễ hội Xuân hồng.

Anh Chinoros chia sẻ rất nhiều đồng nghiệp của mình tham gia đóng góp vào sự kiện này. Điều này đã thôi thúc anh bay từ Đồng Nai ra Hà Nội để đóng góp chút sức lực cho cộng đồng, dù anh có là người Thái Lan.

Ông James Harrison (81 tuổi) trong buổi hiến máu lần cuối cùng ngày 11-5 vừa qua

Cuối cùng phải kể đến người đàn ông 81 tuổi với “cánh tay vàng” đến từ Úc đã dành hơn 60 năm hiến máu 1.173 lần cứu 2,4 triệu trẻ em, James Harrison. Ông đã trở thành tấm gương để cả thế giới nhìn vào bởi nghĩa cử cao đẹp của mình.

Ông James chia sẻ, năm 14 tuổi ông phải trải qua một ca phẫu thuật để cải thiện sức khỏe. Cậu bé 14 tuổi khi ấy đã sớm hiểu rằng mình không thể qua khỏi nếu không có lượng máu đáng kể do một người lạ hiến tặng.

Sau đó, James Harrison luôn cảm thấy mình có nghĩa vụ phải đáp trả lại ơn cứu mạng đó. Trong 60 năm liền, cứ vài tuần ông James lại đi hiến máu một lần trên khắp Australia.