Cảnh báo động đất, sóng thần - Đừng để trở tay không kịp!

ANTD.VN - Mỗi lần xảy ra sóng thần vì nó thường đi với động đất gây ra “thảm họa kép” khiến cả chính quyền lẫn người dân đều không kịp trở tay. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, một nhà vật lý, khí tượng, địa chất thuộc các cơ quan quản lý thiên tai trên thế giới sẽ có những công cụ để dự báo những cơn sóng thần, để có biện pháp ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại về người cũng như tài sản.

Ác mộng mang tên sóng thần khiến người dân Indonesia kinh hãi

Sóng thần bắt nguồn từ đâu?

Một số người cho rằng, sóng thần xảy ra bởi những lý do khách quan mang lại, có thể nó bắt nguồn từ một trận động đất dưới đáy biển sâu hoặc do hoạt động phun trào dung nham núi lửa dưới đáy biển. Tuy nhiên, số khác lại cho rằng, sóng thần hình thành là do hiện tượng lở đất dưới đáy biển cũng như hiện tượng thay đổi áp suất khí quyển đột ngột trên bề mặt đại dương. Nhưng lý do chính trong việc hình thành những cơn sóng thần khổng lồ cao tới hàng chục mét chính là những trận động đất có cường độ mạnh ở dưới lòng biển sâu, xung quanh những quần đảo trên bề mặt các đại dương với tâm chấn của nó ở đáy các quần đảo đó. 

Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp của những cơn sóng thần là vỏ Trái đất bị khuyết bởi những trận động đất, một số bị dồn vào nhau, số khác lại nhô lên làm thay đổi bề mặt của đáy biển. Do đó, sức nén của nước kết hợp với thay đổi bề mặt địa hình đáy biển khiến cho tầng nước ở bên trên bề mặt đáy biển bị dịch chuyển. Kết quả, nó làm cho lớp nước trên bề mặt đại dương dâng cao hơn bình thường và gây ra hiện tượng sóng thần. Khi đã “đủ lớn” thành sóng thần, những con sóng phát ra những âm thanh rất lớn, thậm chí lên tới ngưỡng cực đại. Bên cạnh đó, sức “giãn nước” của những cơn sóng thần có tốc độc cực nhanh, ước tính từ 50 đến 1.000km/h. 

Gian nan đi tìm giải pháp cảnh báo

Thực tế cho thấy, để tìm ra lời giải cho bài toán đề phòng thảm họa thiên tai từ sóng thần không phải là điều dễ dàng. Do đó, các nhà khoa học trên thế giới cần phải có kế hoạch hoàn thiện tất cả các loại máy đo đạc hiện đại nhất để đo cường độ chính xác tại những khu vực có thể hoặc đã xảy ra thảm họa này. Trước đây, các chuyên gia đến từ Viện Vật lý - Kỹ thuật Nga đã mô phỏng thành công quá trình sinh ra một thảm họa tự nhiên trong điều kiện phòng thí nghiệm bằng một chuỗi tổ hợp vật lý - khí tượng độc đáo. Các nhà khoa học Nga đã tái hiện một cơn bão ở Nam đại dương với kênh gió lên tới 10m và tốc độ gió 40m/s. Tuy nó giống hệt cơn bão thực nhưng “chúng tôi chỉ quan tâm đến quá trình tạo ra các đợt phun trào, sóng trên mặt biển. Đó là một cách để đo các dạng sóng tạo ra bởi sức gió”, các nhà khoa học Nga chia sẻ.

Sức “giãn nước” của những cơn sóng thần có tốc độ cực nhanh, ước tính từ 50-1.000lm/h. Như tại Thái Bình Dương, với độ sâu trung bình 4.000 m, một cơn sóng thần di chuyển với tốc độ khoảng 200 m/s (720 km/h. Càng đi vào đất liền, tốc độ di chuyển sẽ chậm lại nhưng chuyển động trở nên mãnh liệt hơn, tạo nên ngọn sóng cao tương đương tòa nhà 6 tầng hay hơn nữa.

Trong quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học Nga có sử dụng dữ liệu khí tượng học. Họ phân tích mọi dữ liệu liên quan và áp dụng những kết quả của thí nghiệm để tạo dựng được mô hình địa vật lý. Từ đó, họ hy vọng rằng khi đã thiết lập được các thuật toán hoàn chỉnh sẽ cho phép chúng ta dự đoán chính xác những cơn bão, sóng thần đang hình thành ở đâu, với tốc độ bao nhiêu và sơ đồ biến hóa trên đường đi của nó.

Thảm họa động đất, sóng thần vừa xảy ra tại Indonesia trong những ngày qua khiến cả thế giới một lần nữa phải giật mình kinh hãi khi số người thiệt mạng đã lên tới 830 người. Ngay thậm chí cả Cơ quan Khí tượng, Khí hậu, Địa vật lý Indonesia (BMKG) đã phát đi cảnh báo sóng thần, tuy nhiên sau đó đã cho gỡ bỏ dựa trên những đánh giá sai lệch về địa chấn sau trận động đất kinh hoàng 7,5 độ richter vào chiều 28-9 vừa qua. Sau đó, chính quyền Indonesia hối thúc người dân di tản nhưng diễn biến xảy ra ngoài dự đoán dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.