Bệnh hen suyễn: Những điều cần biết và cách kiểm soát

ANTD.VN - Bệnh hen suyễn hay còn gọi là bệnh hen phế quản, là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao ở nước ta. Biểu hiện rõ nhất của người bệnh là thường lên cơn ho kéo dài, ho thường xuyên vào đêm và sáng sớm, ho khi thời tiết thay đổi, ho hay tái đi tái lại cùng với triệu chứng thở khò khè, đau thắt lồng ngực,… với tính chất nguy hiểm của bệnh, mọi người thường ví đây là “căn bệnh chết đuối trên cạn”. Đặc biệt, hen suyễn có thể gây đột tử trong đêm. 

Bệnh hen suyễn là căn bệnh như thế nào?

Hen suyễn hay là căn bệnh về viêm đường hô hấp dưới, tăng tiết nhầy rất nhiều, đồng thời co thắt phế quản lại khiến bệnh nhân bị ngột ngạt, khó thở, phải thở rít lên từng cơn, ho khò khè gây khó chịu, mất sức cho người bệnh và trở thành căn bệnh mãn tính nguy hiểm. Người bệnh cảm thấy không còn không khí để thở, ho ra đờm, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Những yếu tố làm phát sinh và gia tăng bệnh hen suyễn

Theo VTV, các yếu tố gây phát sinh nên căn bệnh này thường thấy là phấn hoa, nấm mốc, lông thú, khói bụi, một số thức ăn hải sản, đồ uống lạnh, các bệnh liên quan đến hô hấp, một số phụ gia thực phẩm, các chất gây kích thích như thuốc lá, ô nhiễm môi trường,… gây kích thích những cơm hen có sẵn. Trong đó, yếu tố di truyền, cơ địa cũng là những nguyên nhân gây nên “căn bệnh chết đuối trên cạn” này.

Biến chứng nguy hiểm nhất của hen suyễn là gây ra cơn hen ác tính, gây chết người. Lâu dài, hen suyễn trở thành mãn tính và gây tắc ứ đờm, khó thở, cơn hen, hạn chế dòng thở ra của người bệnh có thể dẫn đến đột tử trong đêm.

Lông động vật cũng là một trong những yếu tố gây nên căn bệnh hen phế quản (Ảnh minh họa)

Trước đây, những người bị bệnh hen suyễn cho rằng viêm là nguyên nhân gây nên bệnh. Tuy nhiên, theo tạp chí y khoa Medical Hypotheses dẫn nghiên cứu cho thấy viêm là chặng cuối của con đường sinh bệnh hen suyễn, là hậu quả của sự mất cân bằng điện tích trên màng các tế bào hô hấp.

Cụ thể, màng tế bào luôn duy trì trạng thái cân bằng điện tích để đảm bảo các hoạt động diễn ra ổn định, đầy đủ và đúng chức năng. Sự mất cân bằng điện tích của màng tế bào gây nên những kích thích quá mức, dẫn tới phản ứng đáp trả của tế bào hô hấp như các cơn co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy, viêm phế quản, đồng thời khiến tế bào hô hấp suy yếu dần.

Cũng trên Sức khỏe và Đời sống, theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh (nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung ương), yếu tố môi trường như kích thích của khói bụi, kích thích của khói thuốc lá, kích thích của nhiệt độ thay đổi nóng, lạnh bất thường hay độ ẩm cao, tập thể dục quá sức,… là những nguyên nhân dẫn đến bệnh hen phế quản.

Cách kiểm soát và chung sống với bệnh hen suyễn

Chế độ ăn uống hợp lý

Theo VnExpress, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ calo để hoạt động, nên ăn nhiều rau xanh và bổ sung vitamin A, C cùng các yếu tố vi lượng. Đây là cách kiểm soát bệnh hen suyễn vô cùng đơn giản nhưng cần sự kiên trì cảu người bệnh.

Thể dục thường xuyên

         Chọn chế độ thể dục phù hợp sẽ giúp người bệnh hen suyễn có sức khỏe tốt

Người bị bệnh hen suyễn nên tập các bài tập thở như thở thiền, yoga. Bài tập thở giúp cho bệnh nhân đẩy được các khí cặn ra ngoài tạo nhiều khoảng trống cho oxy vào cơ thể hơn do việc hít thở sâu.

Người bệnh cần được điều trị theo phác đồ điều trị riêng

Để điều trị bệnh hen suyễn, người bệnh còn dựa trên thuốc corticosteroid dạng hít và ít khi cần đến corticosteroid dạng tiêm, uống dưới phác đồ điều trị của bác sĩ có chuyên môn. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm phù nề đường thở, giảm tiết dịch nhầy vào lòng phế quản và giảm sự nhạy cảm quá mức của đường thở trước các tác nhân khởi phát cơn ho, khó thở.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc, bệnh nhân có khả năng bị đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương, suy tim, rối loạn chuyển hóa...

Người bị bệnh hen suyễn cần được điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ (Nguồn: VnExpress)

Một số bài thuốc từ thực phẩm dùng trong hen suyễn

Mật ong: Theo VTC, mật ong giúp làm loãng chất đờm nhớt trong phế quản, tống khứ chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Bạn có thể pha mật ong vào nước uống hàng ngày vào mỗi buổi sáng, cách tốt hơn là dùng mật ong pha với nước cốt gừng tươi.

Dịch tỏi: Bạn có thể nhỏ từ 10 đến 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm và uống sẽ giúp làm giảm nahnh chóng triệu chứng hen suyễn.

Húng quế: Bạn cho 30 đến 40 lá húng quế vào 1 lít nước và pha uống dần trong ngày.