5 cách đơn giản bảo vệ thính giác

ANTĐ - Tai chúng ta đều phải chịu đựng rất nhiều âm thanh với cường độ khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không có những biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ đôi tai và đây là lý do khiến hơn một nửa số người trong độ tuổi 50 mắc một số bệnh liên quan đến thính lực. Dưới đây là một số cách đơn giản để bảo vệ đôi tai và ngăn ngừa mất thính lực xảy ra.
5 cách đơn giản bảo vệ thính giác ảnh 1

Cảnh giác với tiếng ồn hàng ngày

Không chỉ những tiếng ồn lớn mà ngay cả những âm thanh hàng ngày cũng gây hại cho tai. Tai chúng ta chỉ nghe âm thanh không nên vượt quá 85 decibel nhưng máy sấy tóc, máy xay sinh tố, máy xay cà phê, máy cắt cỏ và máy nghe nhạc iPod… có thể vượt quá giới hạn này và gây tổn hại thính giác. Cách phòng ngừa: khi sấy tóc, hãy điều chỉnh ở mức thấp nhất và đeo nút bịt tai. Đối với máy xay sinh tố và máy xay, bạn có thể phủ lên máy một chiếc khăn để giảm tiếng ồn. Khi nghe iPod, nên duy trì cường độ âm thanh thấp và nên chỉ nên sử dụng một tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Âm thanh không kiểm soát được

Theo chuyên gia nghiên cứu Andrew Cheng, Đại học Y New York, tiếp xúc tiếng ồn lớn như âm thanh buổi hòa nhạc, tiếng bắn pháo hoa và các sự kiện thể thao đặc biệt gây tổn hại tai. Khi phải chịu đựng tiếng ồn lớn,  cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh thính giác. Giải pháp ngăn chặn là nên mang nút tai khi đi đến những nơi phải tiếp xúc với âm thanh có cường độ lớn.

Một số bệnh ảnh hưởng đến thính giác

Những người bị huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tiểu đường, hoặc bệnh mãn tính khác có nguy cơ bị mất thính giác cao hơn. Vì vậy những người mắc bệnh này nên sử dụng thuốc thường xuyên sẽ giúp duy trì chức năng tai. Ngoài ra, một số bệnh trẻ em có thể gây ra mất thính lực. Nhiễm trùng tai có thể làm tai giữa bị ứ dịch và gây nghe kém. Các nhiễm khuẩn khác có thể gây ra tổn thương tai giữa hoặc tai trong và mất thính lực vĩnh viễn. 

Đừng quên lấy ráy tai

Ráy tai tích tụ có thể làm tắc nghẽn lỗ tai và gây tình trạng mất thính lực tạm thời. Khi bạn lấy ráy tai bằng tăm bông, ráy tai có thể bị thụt sâu bên trong hơn, vì vậy không nên lấy ráy tai thường xuyên bởi ráy tai sẽ tự đào thải ra ngoài và nếu quá nhiều ráy tai nên tìm đến bác sỹ chuyên khoa.

Không bỏ qua dấu hiệu bất thường 

Một trong những vấn đề nguy hiểm nhất là những người có triệu chứng khiếm thính nhưng không được chữa trị kịp thời và dần dần bệnh càng trầm trọng hơn. Do đó ngay cả khi bạn bắt đầu bị ù tai, cần đi gặp bác sỹ ngay bởi đây có thể là dấu hiệu nghiêm trọng như mắc khối u ở tai.