Đối sách TQ với Hoa Đông có khác biển Đông?

GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia đã trao đổi với Đất Việt về cách thức Trung Quốc xử lý vấn đề tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông.
>> TQ tung ‘độc chiêu’ hòng đẩy lực lượng Nhật khỏi khu vực tranh chấp >> Hàng loạt trang mạng Nhật Bản bị tấn công >> Trung Quốc toan cho tàu cá 'tràn ngập' Senkaku/Điếu Ngư >> Biểu tình chống Nhật ở TQ lan rộng chưa từng thấy >> Trung Quốc: Không dùng hàng Nhật là quyền của công dân

>> TQ tung ‘độc chiêu’ hòng đẩy lực lượng Nhật khỏi khu vực tranh chấp

>> Hàng loạt trang mạng Nhật Bản bị tấn công
>> Trung Quốc toan cho tàu cá 'tràn ngập' Senkaku/Điếu Ngư
>> Biểu tình chống Nhật ở TQ lan rộng chưa từng thấy
>> Trung Quốc: Không dùng hàng Nhật là quyền của công dân
(ĐVO) Sau đây là nội dung bài viết của GS Carl Thayer:

Có nhiều sự tương đồng trong cách Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông hơn là khác biệt.

Sự khác biệt lớn nhất ở đây là Trung Quốc đang đòi chủ quyền cho một quần đảo nhất định (quần đảo Senkaky/Điếu Ngư) chứ không phải là toàn bộ khu vực biển trong phạm vi đường “lưỡi bò” như tại biển Đông.

Điểm khác biệt thứ 2 là Trung Quốc luôn sẵn sàng sử dụng biện pháp răn đe và dùng sức mạnh để uy hiếp các nước yếu hơn.

Tại những khu vực tranh chấp, tàu Trung Quốc đã cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam trong khu vực đặc quyền kinh tế, đuổi một tàu thăm dò trong lãnh thổ Philippines... Tuy nhiên, Trung Quốc không dám trực tiếp thách thức Nhật Bản bằng cách đó, tại những khu vực tranh chấp.

Về sự giống nhau, Trung Quốc phản ứng lại cái mà họ cho là gây trở ngại cho việc tuyên bố chủ quyền của mình với các hòn đảo tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông bằng cả phương pháp ngoại giao lẫn sử dụng các phương tiện truyền thông. (>> chi tiết )

Thứ hai, Trung Quốc đã cử lực lượng tàu cá và tàu thăm dò tới các vùng nước đang tranh chấp như bãi đá Scaborough và quần đảo Senkaku - một hành động nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc với các vùng nước này. (>> chi tiết )

Thứ ba, Trung Quốc đang sử dụng luật trong nước và nhiều công cụ luật khác để nâng cao tính pháp lý của các tuyên bố chủ quyền của mình.

Chẳng hạn, Trung Quốc phản đối bản đệ trình chung của Malaysia và Việt Nam cùng một bản đệ trình của Việt Nam lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về Hạn định thềm lục địa.

Gần đây, nước này công bố đường cơ sở quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và trình lên văn phòng của Tổng thư kí Liên Hợp Quốc.

Thứ tư, Trung Quốc điều ngư dân tới những khu vực đang tranh chấp, gây lúng túng cho chính quyền Philippines tại khu vực bãi đá Scaborough, cho phép cư dân Hong Kong cắm cờ Trung Quốc lên một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Cuối cùng, họ sử dụng đòn trừng phạt kinh tế và đe dọa trừng phạt kinh tế với Philippines và Nhật Bản. Họ dừng nhập khẩu chuối và các loại hoa quả nhiệt đới khác từ Philippines để gây áp lực cho chính phủ nước này.

Mấy tháng trước họ ngừng xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản và giảm số lượng giấy phép xuất khẩu. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng đang xem xét đến việc áp dụng các trừng phạt kinh tế với Nhật Bản.

>> Xung đột Trung - Nhật khó bị đẩy cao hơn
>> Trung Quốc không sợ Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật?
>> Trung Quốc cảnh báo: 'Nhật Bản sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng'

Hiền Thảo