Điểm lại những vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ

ANTD.VN - Chiều 31-8-2019 (giờ địa phương), tại 2 thành phố Midland và Odessa ở phía Tây bang Texas, Mỹ đã xảy ra một vụ xả súng đặc biệt nghiêm trọng khiến ít nhất 7 người, bao gồm một tay súng đã thiệt mạng. Ngoài ra, vụ xả súng cũng khiến 21 người khác bị thương. Đáng nói, trước đó, nước này đã ghi nhận hàng chục vụ xả súng đẫm máu gây hoang mang dư luận và trở thành nỗi ám ảnh đầy trăn trở của nhân loại.

Texas: Xả súng vào rạp chiếu phim, nghi phạm bị bắn hạ

Vụ việc xảy ra vào chiều 31-8-2019, tại một rạp chiếu phim Cinergy ở khu vực Odessa-Midland, thành phố Midland, phía Tây bang Texas.

Thông tin ban đầu cho biết có thể có hai nghi phạm trong vụ này. Trên Facebook, cảnh sát Midland thông báo về vụ việc và xác nhận một tay súng đã bị bắn chết tại rạp phim Cinergy ở Odessa, thành phố Midland. Tất cả các cơ quan liên quan đang điều tra thông tin về các nghi phạm.

Cảnh sát Odessa trước đó cũng thông báo có nhiều nạn nhân bị bắn, và ít nhất một tay súng đã cướp xe của Dịch vụ Bưu chính Mỹ để bắn ngẫu nhiên vào mọi người, trong khi nghi phạm còn lại lái xe tải Toyota màu vàng trắng.

Hình ảnh chiếc xe bị trúng đạn 

Tổng thống Donald Trump chia sẻ trên Twitter rằng ông đã nhận được thông báo về vụ xả súng tại Texas, đồng thời cho biết Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và cơ quan hành pháp đã vào cuộc điều tra vụ việc.

Ngày 3-8-2019: Kinh hoàng vụ xả súng tại siêu thị

Trước đó, vụ xả súng tại siêu thị Walmart, thành phố El Paso thuộc bang Texas, Mỹ xảy ra vào chiều 3-8-2019 (sáng 4-8 theo giờ Hà Nội) trong lúc nhiều người đang mua sắm đồ dùng học sinh chuẩn bị mùa tựu trường.

Cnh sát được điu ti hin trường xả súng 

Nghi phạm là Patrick Crusius (21 tuổi) đã bị cảnh sát khống chế. Hình ảnh từ máy quay an ninh cho biết nghi phạm hành động một mình, mang theo một khẩu súng trường AK và đeo chụp bảo vệ tai.

Trung sĩ Robert Gomez (phát ngôn viên cảnh sát El Paso) cho biết, có khoảng 1.000-3.000 người trong siêu thị vào thời điểm xảy ra vụ xả súng. Nhà chức trách cũng kêu gọi người dân địa phương tới bệnh viện hiến máu để cứu các nạn nhân bị thương.

Vụ xả súng đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng: Ít nhất 20 người thiệt mạng và 26 người bị thương. Đây là vụ xả súng thứ hai tại Mỹ chỉ trong một tuần, sau vụ nghi phạm 19 tuổi bắn vào đám đông tại một lễ hội tại bang California làm 3 người chết.

Las Vegas: 37 giây im lặng

Ngày 1-10-2017, một tay súng 64 tuổi xả súng như mưa từ tầng 32 của một khách sạn vào đám đông tại buổi h nhạc ngoài trời ở Las Vegas khiến ít nhất 59 người chết và hơn 527 người bị thương.

Sau khi gây ra vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử, vượt con số 49 người chết trong vụ xả súng ở Orlando năm 2016, tên sát nhân đã tự sát trước khi cảnh sát tiếp cận.

Vụ việc đó diễn ra ở sòng bạc Mandalay Bay nằm trên đại lộ Las Vegas. Các video trên mạng cho thấy vụ xả súng diễn ra khi ca sĩ nhạc đồng quê Jason Aldean đang biểu diễn ở Festival nhạc Route 91. Tiếng nhạc ngay lập tức bị ngắt và khán giả nháo nhào tìm chỗ trốn giữa những tiếng gào thét “nằm xuống”.

Mt người phụ n gục ngã trên vũng máu tại bui hoà nhạc (ảnh: Getty)

Cảnh quay cho thấy 9 giây với tiếng đạn bắn liên tục. Sau đó là 37 giây im lặng trước khi một loạt đạn bắn tiếp giữa tiếng gào rú kinh hoàng. Tiếng súng vang lên ít nhất hai lần nữa, cả hai ngắn hơn lần đầu tiên.

Theo thông tin từ cảnh sát trưởng Joseph Lombardo, tay súng có tên Stephen Paddock. Người đi cùng tay súng này là một phụ nữ châu Á có tên Marilou Danley. Động cơ tấn công của Paddock hiện vẫn chưa rõ. Cảnh sát chưa tìm thấy mối liên quan của ông ta với các nhóm vũ trang nào.

Nước Mỹ: Khi nào mới được bình yên?

Số liệu trung bình hàng năm chỉ ra rằng, mỗi ngày nước Mỹ có một vụ xả súng giết người tập thể khiến hơn 4 người thiệt mạng. Tính từ đầu năm 2008, tổng cộng 308 vụ xả súng đã diễn ra trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Các tay súng không chỉ là những kẻ có tiền án, tiền sự, thành phần của các tổ chức khủng bố, cực đoan mà còn bao gồm cả học sinh, sinh viên... Theo số liệu của Liên hợp quốc, không một quốc gia phát triển nào trên thế giới lại phải đối mặt với mức độ bạo lực súng đạn cao  như nước Mỹ. Tỉ lệ này cao gấp 6 lần so với Canada, hơn 7 lần so với Thuỵ Điển và gần 16 lần so với Đức.

Trước những con số đáng báo động về vấn đề an toàn súng đạn xảy ra trên toàn nước Mỹ, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao chính phủ Mỹ vẫn chưa thể làm gì để ngăn lại những thảm cảnh đau thương?”

Một trong những lý do chính: Tự do súng đạn luôn là vấn đề nhạy cảm gây tranh cãi. Theo nghiên cứu, Mỹ có tỉ lệ người dân sở hữu súng cao nhất thế giới. Ước tính vào năm 2017, số súng sở hữu dân sự tại Mỹ là 120,5/100 cư dân.

Thêm vào đó, tâm lý bảo vệ quyền sở hữu súng đã được hình thành cùng với quá trình hình thành nước Mỹ. Do đặc điểm thời kỳ đầu dựng nước người Mỹ phải đấu tranh khốc liệt để sinh tồn, nên các nhà lập quốc đã coi việc dùng súng là quyền cơ bản của con người, chỉ đứng sau quyền tự do tôn giáo, ngôn luận và hội họp. Súng không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến bạo lực. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, mức độ sở hữu súng cao của Mỹ là nguyên nhân quan trọng khiến Mỹ liên tiếp rơi vào các thảm cảnh bạo lực đầy đau thương.