- Bộ GD-ĐT dự kiến các mốc quan trọng trong tuyển sinh CĐ, ĐH 2025
- Kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội bắt đầu sớm từ tháng 1 năm 2025
- Lịch thi đánh giá năng lực trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2025
![]() |
ĐHQG Hà Nội chính thức ban hành quy chế tuyển sinh năm 2025 |
Theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy 2025 vừa được Giám đốc ĐHQG Hà Nội ban hành, 12 trường thành viên năm nay sẽ sử dụng các phương thức xét tuyển chính như sau: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; kết quả thi đánh giá năng lực HSA.
Ngoài ra, các trường có thể dùng điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM, chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, ACT. Những trường có chương trình, ngành đặc thù có thể xét kết hợp điểm thi năng khiếu hoặc phỏng vấn với học bạ, điểm thi tốt nghiệp, kết quả thi đánh giá năng lực hay chứng chỉ quốc tế.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp hay học bạ, các trường có thể quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thành điểm ngoại ngữ trong tổ hợp với trọng số không quá 50%, như quy định của Bộ GD-ĐT. Mức quy đổi chứng chỉ IELTS, TOEFL của 12 trường thuộc ĐHQG Hà Nội như sau:
![]() |
![]() |
Trước đó, ĐHQG Hà Nội đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 cho 12 trường thành viên/trực thuộc tổng 20.285 chỉ tiêu (tăng 2.285 chỉ tiêu so với năm ngoái).
Trong đó, Trường đại học Công nghệ được giao chỉ tiêu tuyển sinh nhiều nhất với 3.900 chỉ tiêu (tăng 940 chỉ tiêu); tiếp đến Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 2.650 chỉ tiêu (tăng 350 chỉ tiêu); Trường đại học Kinh tế 2.500 chỉ tiêu (tăng 150 chỉ tiêu); Trường đại học Ngoại ngữ 2.400 chỉ tiêu (tăng 400 chỉ tiêu).
Bên cạnh đó, ĐHQG Hà Nội cũng giao tuyển sinh hệ vừa làm vừa học 1.500 chỉ tiêu, bằng kép 810 chỉ tiêu cho một số cơ sở đào tạo.