ĐBQH Ngọ Duy Hiểu nói về đề xuất cho cán bộ làm việc ở nhà, không phải tới cơ quan

ANTD.VN - “Có người nhắn tin tới tôi rằng có thể chọn quán cafe làm nơi làm việc, không chỉ bó hẹp trong căn phòng ở cơ quan. Chưa kể việc không đến cơ quan làm việc đỡ được nhiều chi phí điện nước, giấy tờ, giảm được họp hành…”  - ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) chia sẻ.
“Thú vị khi có người comment cho tôi rằng có thể chọn quán cà phê làm nơi làm việc, không chỉ bó hẹp trong căn phòng làm việc ở cơ quan. Chưa kể việc không đến cơ quan làm việc đỡ được nhiều chi phí điện nước, giấy tờ tài liệu, giảm được họp hành rất nhiều…”  - ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) chia sẻ.
“Thú vị khi có người comment cho tôi rằng có thể chọn quán cà phê làm nơi làm việc, không chỉ bó hẹp trong căn phòng làm việc ở cơ quan. Chưa kể việc không đến cơ quan làm việc đỡ được nhiều chi phí điện nước, giấy tờ tài liệu, giảm được họp hành rất nhiều…”  - ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) chia sẻ.

Mới đây, thảo luận tổ tại Quốc hội, ĐB Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban Quan hệ lao động – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã đề xuất có thể cho phép công chức, viên chức ở một số lĩnh vực có thể làm việc ở nhà, 1 tuần chỉ cần đến cơ quan 1, 2 buổi chứ không nhất thiết cứ phải làm việc toàn bộ tại cơ quan. Phát biểu này lập tức gây ra nhiều tranh cãi.

ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) phát biểu tại Quốc hội

Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội sáng nay, 16-11, ĐB Ngọ Duy Hiểu nói rõ, đề xuất của ông không áp dụng với tất cả mọi người. Ở đây chỉ là đề xuất chọn những ngành, những nghề, những lĩnh vực và đối tượng lao động, từng cơ quan lao động cụ thể… mà lãnh đạo có thể kiểm soát được lao động của mình trong điều kiện họ làm việc ở nhà hoặc ở nơi khác ngoài cơ quan, thay vì phải đến cơ quan mỗi ngày.

Những lĩnh vực cụ thể có thể áp dụng theo đề xuất này được ĐB Ngọ Duy Hiểu chỉ ra là: nghiên cứu khoa học, khoa học công nghệ, quản trị phần mềm, kinh doanh, cán bộ xây dựng chương trình dự án, chính sách…

Theo ông Hiểu, trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay đặt ra vấn đề cách tiếp cận, quản lý lao động khác hơn trước kia rất nhiều. Để nâng cao tính hiệu quả công việc đòi hỏi chính nhà quản lý phải đổi mới tư duy. Đừng nghĩ nhân viên đến cơ quan đầy đủ là quản lý được hiệu quả công việc. Thậm chí có nhưng cán bộ đến cơ quan rất chăm chỉ, hàng ngày, nhưng giải quyết công việc rất chậm, thiếu hiệu quả.

“Ví dụ như taxi truyền thống, chúng ta quản lý người lái xe bằng rất nhiều cách nhưng hiệu quả không bằng Uber, Grab. Uber, Grab chỉ quản đầu vào, còn sau đó họ cho anh hoàn toàn chủ động nhưng doanh số song quản lý của họ lại rất chặt. Thế nên những người lái xe Uber, Grab ứng xử lịch sự, văn minh, kể cả chất lượng xe cũng tốt hơn” – ĐBQH đoàn Hà Nội dẫn chứng.

“Đây là cách tiếp cận mới, chúng ta đang mong muốn thí điểm thành phố thông minh thì phải có cơ chế thông minh, quản lý người lao động thông minh”.

Cũng theo ông Hiểu, có thể TP HCM thí điểm làm trước một thời gian, sau đó Hà Nội làm tiếp theo. “Nhiều cơ quan bây giờ vẫn có thể chủ động thí điểm tại đơn vị mình được. Tôi nghĩ rằng phải đổi mới quản lý và thực tế trên thế giới nhiều nước cũng đã làm” – ĐB Ngọ Duy Hiểu nói.

Trước câu hỏi: “Nếu cán bộ công chức, viên chức không đến cơ quan, khó kiểm soát được giờ giấc và việc làm của họ ở bên ngoài, điều này có ảnh hưởng gì không tới đạo đức công vụ?”, ĐB Ngọ Duy Hiểu nhắc lại, việc này áp dụng tùy từng lĩnh vực, ngành nghề chứ không phải tất cả.

ĐB đoàn Hà Nội chia sẻ: “Có người nhắn tin tới tôi rằng có thể chọn quán cafe làm nơi làm việc, hay dư luận nói nhiều đến câu chuyện cafe khởi nghiệp. Rõ ràng không chỉ bó hẹp trong căn phòng làm việc mà có thể mở ra một không gian với nhiều người khác nhau…”.