Đẩy mạnh vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(ANTĐ) - Sáng 7/6 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 tháng đầu năm 2011 tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Cuộc vận động.

Đẩy mạnh vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(ANTĐ) - Sáng 7/6 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 tháng đầu năm 2011 tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Cuộc vận động.

Đánh giá về tình hình triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo nhấn mạnh cuộc vận động đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại những kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên ghi nhận ý kiến của nhiều đại biểu tham dự cho thấy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến từ Trung ương cho đến địa phương để có thể đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng và khiến cho hàng Việt thực sự mở rộng độ phủ.

Chương trình “Hàng Việt về nông thôn” giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh và tiếp cận thị trường mới.
Chương trình “Hàng Việt về nông thôn” giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh và tiếp cận thị trường mới.

53 điểm bán hàng giảm giá với sự tham gia của 23 đơn vị doanh nghiệp; 398 điểm bán hàng bình ổn giá; cùng các phiên chợ hàng Việt là những con số cơ bản sau 5 tháng hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại thủ đô Hà Nội. Cuộc vận động không chỉ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò của thị trường nội địa, mà quan trọng hơn là niềm tin của người tiêu dùng về hàng Việt đã được nâng lên rõ rệt.

Theo đánh của ông Đào Văn Bình, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam:“ Tết Nguyên đán là đợt cao điểm mà Bộ Công thương kết hợp với các ngành cùng với các quận huyện đưa hàng Việt tới tận tay người tiêu dùng. Thành phố đã tổ chức 9 phiên chợ tết tại các huyện xa trung tâm thành phố và hơn 53 chuyến bán hàng giảm giá, tổ chức 398 điểm bán hàng bình ổn giá trên địa bàn thành phố”

Dù đã tổ chức rất nhiều chuyến hàng Việt về nông thôn nhưng theo đại diện ban chỉ đạo cuộc vận động “Chỉ với hàng chục chuyến hàng như vậy trong 5 tháng thì vẫn chưa đáp ứng đủ theo thực tế. Phải làm thế nào để người tiêu dùng dù ở nông thôn hay thành thị, vùng sâu hay vùng xa có thể mua hàng Việt ở bất kỳ đâu họ cần. Và để mở rộng độ phủ của hàng Việt tại hầu hết các địa bàn thủ đô thì rất cần một chiến lược xúc tiến mạnh mẽ. Để làm được điều này cần có một hệ thống phân phối đủ mạnh và cần có sự kết hợp của cả chính quyền, đơn vị sản xuất, đơn vị phân phối và các hiệp hội”.

Bên cạnh đó ở một số địa phương có đặc thù vùng biên giáp ranh với Trung Quốc, làm thế nào để hàng Việt có thể thắng thế trước những mặt hàng ngoại nhập cũng là điều vô cùng khó khăn. Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có giá cạnh tranh. Do đó, để làm được điều này không chỉ các địa phương mà cả cơ quan chủ quản ngành, mà cụ thể ở đây là Bộ Công Thương cũng cần có chính sách xúc tiến phù hợp để hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh ngay cả tại các cửa khẩu.

Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Ủy viên Ban chỉ đạo Cuộc vận động cho biết: “Bộ Công Thương đã ban hành chương trình xúc tiến thương mại, đặc biệt năm nay chú trọng vào thương mại nội địa và thương mại các tỉnh biên giới. Thực tế đáng ghi nhận trong thời gian qua, các chương trình bán hàng về thị trường nông thôn không chỉ thu hút người tiêu dùng của các địa phương tại địa điểm đó mà còn thu hút cả người tiêu dùng quanh khu vực biên giới nước bạn như Lào, Campuchia, Trung Quốc…”

Có thể thấy, nếu có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong công tác xúc tiến hướng tới từng đối tượng tiêu dùng cụ thể với địa bàn tập chung và đặc biệt có sự chung tay góp sức của cả bộ máy chính quyền các cấp, doanh ngiệp và hiệp hội ngành hàng thì hàng Việt Nam chắc chắn sẽ từng bước tiếp cận thành công đến tay người tiêu dùng.

Nguyễn Hằng