Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường?

ANTD.VN - Bạo lực học đường hiện nay mang tính chất vô cùng phức tạp ngay tại môi trường giáo dục được coi là an toàn nhất, với các vụ việc như: giáo viên đánh học sinh, học sinh lao lên đánh giáo viên hay học sinh đánh hội đồng. Các sự việc đều để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần cho các nạn nhân. Vậy dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường? Càng biết sớm là cách bạn đang bảo vệ con yêu của mình tốt nhất.

Gần đây, dư luận đang phẫn nộ trước vụ việc nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng với hành vi  dã man tại trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, Hưng Yên). Em này đã nhập viện trong tình trạng tinh thần vô cùng hoảng loạn, còn các em gây ra vụ việc thì vô cùng hối hận. Rõ ràng, bạo lực học đường đang ngày càng phức tạp, không chỉ tổn thương về  mặt tinh thần mà còn mang đau đớn mặt thể xác. Đáng nói hơn, sự việc còn lặp đi lặp lại ngay tại lớp học mà đến khi bị rò gỉ thì gia đình mới hay.

       Bạo lực học đường đang ngày càng phúc tạp và trở thành mối lo sợ cho cả học sinh, gia đình và nhà trường

Dấu hiệu của nạn nhân bị bạo lực học đường

Nạn nhân bị bạo lực học đường thường có xu hướng giữ im lặng vì bị đe dọa, lo lắng tiếp tục bị đánh. Theo trang Raising Children liệt kê những dấu hiệu nhận biết trẻ đang là nạn nhân của bạo lực học đường như sau:

Tâm lý bất thường

Nếu bố mẹ để ý thấy con càng ngày càng thích tách biệt với mọi người, không thích giao du, tiếp xúc với ai, không muốn tham gia các hoạt động chung của gia đình, thì đây cũng là dấu hiệu nghi ngờ con có thể bị bạn bạo hành.

Xuất hiện vết thương trên người

Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường? ảnh 2

  Cha mẹ hãy để ý những vết bầm tím khác thường trên tay con em mình

Khi con đi học về, ngoài hỏi về việc học hành và điểm số của con, bố mẹ cũng nên quan sát trên người con có xuất hiện vết thương nào không, quần áo có dấu hiệu bị rách, cắt hay không. Ngoài ra những vật dụng của con có bị làm hỏng, bị mất hay không. Khi con thường xuyên kêu ca rằng con bị đau đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe khác, hãy cho con đi khám ngay vì rất có thể con đã là nạn nhân của bạo lực học đường trong một thời gian dài mà bố mẹ không hề hay biết.

Theo trang Activekids cũng đã chỉ ra một vài gợi ý cho thấy trẻ đang bị bạn bè bắt nạt: 

Sợ hãi mạng xã hội

Ngày nay, việc bắt nạt không chỉ diễn ra ở ngoài đời thực mà còn trên mạng xã hội, biểu hiện bằng bằng những lời lẽ xúc phạm, chế giễu hay nhục mạ. Tất nhiên, tôn trọng quyền riêng tư là điều tốt, nhưng cha mẹ cũng không nên quá thờ ơ với cuộc sống của những người trẻ trên mạng xã hội để có thể phát hiện những mối nguy cơ tiềm ẩn một cách nhanh nhất.

Đồ dùng học tập bị mất hoặc làm hỏng

Tất nhiên, đây cũng là chuyện bình thường khi đi học. Tuy nhiên, nếu tần suất diễn ra việc này quá thường xuyên, cộng thêm thái độ mập mờ của đứa trẻ khi được hỏi thì không hề bình thường chút nào.

Bỗng nhiên mất bạn bè và lảng tránh xã hộiDấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường? ảnh 3

Nếu một đứa trẻ hòa đồng bỗng nhiên chỉ ru rú trong nhà, không còn đi chơi hay thậm chí nhắc đến bạn bè như trước, rất có thể là một "báo động đỏ" mà phụ huynh cần để tâm.

Có hành vi tự hủy hoại bản thân

Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường? ảnh 4

 Trốn khỏi nhà, tự làm bản thân bị thương hay thậm chí là đề cập đến việc tự sát có thể là những dấu hiệu của một đứa trẻ đang bị bắt nạt mà những người xung quanh không bao giờ nên bỏ qua.

Bỗng nhiên mất bạn bè và lảng tránh xã hội

Nếu một đứa trẻ hòa đồng bỗng nhiên chỉ ru rú trong nhà, không còn đi chơi hay thậm chí nhắc đến bạn bè như trước, rất có thể là một "báo động đỏ" mà phụ huynh cần để tâm.

Khó ngủ, thường xuyên gặp ác mộng

Việc một đứa trẻ thức khuya vào buổi tối có thể là do mải mê lướt mạng xã hội hoặc giải quyết bài tập về nhà. Tuy nhiên, nếu chúng thực sự gặp vấn đề về giấc ngủ, người hay mệt mỏi, rất có thể là do áp lực, căng thẳng từ việc bị bắt nạt. 

Thường xuyên giả bệnh

Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường? ảnh 6

 Với nhiều đứa trẻ nghịch ngợm, việc giả bệnh để được nghỉ ở nhà xem phim hoặc chơi điện tử là chuyện không hiếm. Tuy nhiên, những cơn đau đầu, đau bụng hay ốm giả thường xuyên có thể cho thấy một đứa trẻ đang cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi đến trường nên tìm cách trốn tránh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị bạo hành

Dân trí cũng chỉ ra những dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ đang bị bạo hành như:

 Trẻ sợ hãi khi đến trường, nhất là khi cô giáo ra đón

• Trẻ phản ứng không bình thường khi hỏi về lớp học, cô giáo

• Sợ tiếp xúc, giảm bớt hoạt động, không muốn giao tiếp

• Trẻ vẽ những nét vẽ đậm, nguệch ngoạc thể hiện sự giận dữ

• Trẻ nói những ngôn từ bạo lực, lặp lại các câu mắng chưởi khi bị đánh

Cha mẹ cần bảo vệ con như thế nào?

Theo Dân trí, Thạc sĩ Tâm lí Hoàng Khắc Hiếu cũng đưa ra những lời khuyên cho các bậc làm cha mẹ khi có con đang học mầm non cách bảo vệ con: Cách tốt nhất vẫn là ngăn ngừa việc bạo lực xảy ra; phụ huynh cần "chọn mặt gửi vàng", tìm hiểu kỹ cơ sở giáo dục nơi gửi gắm con mình, chọn các cơ sở uy tín, có camera giám sát, có thể quan sát từ bên ngoài và thường xuyên theo dõi biểu hiện tâm lý của con mình để phát hiện và xử lý kịp thời.

Đối với trẻ còn quá bé, chưa biết nói, cha mẹ nên thỉnh thoảng đột xuất ghé thăm con vào giờ nghỉ trưa, kể cả giờ làm việc, giờ ăn với một số lý do như đưa sữa, đồ cho bé. Phụ huynh nên thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình trạng của con mình để xem xét mức độ hợp lý trong câu trả lời.

Bạo lực học đường luôn trở thành vấn đề nóng trong xã hội hiện đại. Để bảo vệ con em mình, các bậc phụ huynh hãy luôn quan tâm, sẻ chia, bên cạnh các em. Bên cạnh đó, các kỹ năng sống là vô cùng cần thiết với các em học sinh, thay vì để xảy ra xích mích, các em sẽ có hướng giải quyết “ ôn hòa”. Đồng thời, Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các vụ việc về bạo lực học đường với các thành phần liên quan để tạo sức răn đe cho mọi người.