Dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt

ANTD.VN - Phụ nữ cần hết sức chú ý những dấu hiệu có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, nhiễm trùng, ung thư... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn thấy kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường thì hãy nhanh chóng đi khám để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt ảnh 1

Ra máu giữa chu kì hoặc sau khi quan hệ

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, có thể gây tổn thương cổ tử cung hoặc hiếm gặp hơn là ung thư. Thường các trường hợp ra máu sau khi “yêu” thường là do cổ tử cung bị tổn thương, hoặc do những triệu chứng như polyp hoặc bệnh chlamydia do nhiễm trùng cổ tử cung. 

Chảy máu nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có nhiều polyp trong tử cung hoặc u xơ tử cung. Nếu bạn bị hụt hơi và chóng mặt do xuất huyết nặng, có thể là một dấu hiệu cho thấy thiếu máu và mất sự cân bằng hormone cần được điều chỉnh để ngăn chặn chảy máu.

Ngày kinh nguyệt bất thường 

Nếu ngày kinh nguyệt thay đổi bất thường, nhiều hơn hoặc dài ngày hơn 7 ngày, bạn nên đến bác sĩ sản khoa kiểm tra. Việc này đặc biệt quan trọng ở phụ nữ trên 40 tuổi bởi có thể liên quan đến ung thư nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung hoặc nội mạc cổ tử cung hoặc tình trạng tiền ung thư.

Nếu ngày kinh kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và khối u tử cung. Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể là ung thư tử cung. Nếu chu kỳ kinh ngắn (ít hơn 20 ngày) hoặc nếu bạn đột ngột có những chu kì ngắn, nó có thể là một dấu hiệu của rối loạn chức năng rụng trứng, rối loạn tuyến giáp, PCOS hoặc polyp tử cung.

Mất kinh

Dừng kinh đột ngột có thể do bạn mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Nếu không đó có thể là dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường tuyến giáp, chất béo trong cơ thể thấp hoặc do căng thẳng quá độ.

Đây là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến, nhưng thường bị nhiều người bỏ qua. Nếu lỡ 1 kỳ kinh và có quan hệ trước đó, bạn nên kiểm tra xem liệu mình có đang mang thai. Nếu không mang thai nhưng lại mất đến 2, 3 kỳ kinh, thì bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Với nhiều người, tình trạng này có thể là do hormone căng thẳng. Ngoài ra, có nhiều lý do khác dẫn đến việc mất kinh như stress; đột ngột sút cân; cường độ tập thể thao quá mức; dùng thuốc tránh thai. 

Độ tuổi mãn kinh thường từ 50 đến 55, nhưng cũng có khi sớm hơn, ở độ tuổi 20 và 30. Những phụ nữ dưới 45 tuổi bị mất kinh và trên 55 tuổi nhưng vẫn còn kinh nên đi khám phụ khoa.

Đau bụng bất thường và dữ dội 

Hai yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến các cơn co thắt trong chu kỳ kinh nguyệt gồm: cơ thể sản xuất ra quá nhiều hormone prostagladin trong tử cung, hoặc là do tăng mức độ nhạy cảm. Đối với bệnh nhân đau không chịu đựng được, để cắt cơn đau nhức, bác sỹ khuyên dùng thuốc chống viêm trước khi cơn đau xảy ra để ngăn tiết prostagladin. 

Ra máu sau thời kỳ tiền mãn kinh

Nếu ra máu sau 1 năm tắt kinh, bạn cần đi khám ngay lập tức. Với những người đang theo liệu pháp thay đổi nội tiết tố, việc xuất hiện tình trạng ra máu hoặc đốm máu rất bình thường. Điều này phụ thuộc vào liệu pháp bạn đang áp dụng.