Đáp đền tiếp nối - tư duy tử tế của những doanh nhân yêu nước

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN - Khi chứng kiến các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xã hội như: tài trợ cho dự án nghiên cứu công nghệ để ứng dụng vào cuộc sống, các giải thể thao, các sự kiện chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng khởi nghiệp, bạn nghĩ gì? Tôi đã đặt câu hỏi này cho nhiều người và không phải ai cũng hiểu đúng theo nghĩa tích cực...

Những doanh nhân tới từ các doanh nghiệp hàng đầu đất nước đã chia sẻ sôi nổi về tầm mức "doanh nhân yêu nước", thông qua các hoạt động xã hội thiết thực. Trong ảnh: Lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ tại Diễn đàn tái thiết kinh tế trong bối cảnh mới từ góc độ văn hóa kinh doanh

Những doanh nhân tới từ các doanh nghiệp hàng đầu đất nước đã chia sẻ sôi nổi về tầm mức "doanh nhân yêu nước", thông qua các hoạt động xã hội thiết thực. Trong ảnh: Lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ tại Diễn đàn tái thiết kinh tế trong bối cảnh mới từ góc độ văn hóa kinh doanh

Chuyện về “3 kiểu doanh nhân”

Khi đặt câu hỏi phỏng vấn mọi người, không ít lần tôi được nghe những câu trả lời đầy tiêu cực. Nhiều người luôn có những suy nghĩ hoài nghi rằng, các doanh nghiệp hoạt động xã hội là để “làm màu”, “đánh bóng” tên tuổi, quảng cáo, hoặc có mục đích riêng... Thế nhưng, khi tôi hỏi lại: “Nếu việc “làm màu” ấy mà giúp ích thêm cho xã hội, thì nó có tốt hơn việc ngồi yên và chẳng làm gì cả hay không?”. Họ im lặng. Đó thực sự là sự im lặng đáng buồn.

Nói về điều này, tôi lại nhớ tới phiên thảo luận của các vị đại diện doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam ở Diễn đàn “Tái thiết kinh tế trong bối cảnh mới từ góc độ văn hóa kinh doanh” vừa diễn ra tháng 11-2020.

Tại phiên thảo luận đó, ông Lê Tấn Phước - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần kỹ nghệ lạnh Searefico - đã bày tỏ quan điểm rằng, có 3 kiểu doanh nhân: Yêu tiền, yêu nghề và yêu nước. Trong đó, bất kỳ ai bắt tay vào khởi nghiệp với dự án của mình thì cũng nghĩ tới hiệu quả kinh doanh. Giai đoạn đầu này đánh dấu tham vọng, nỗ lực của họ gắn liền với một tình yêu là... tiền. Không đặt mục tiêu hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp start-up sẽ không thể lớn mạnh. Nhưng nếu chỉ yêu tiền, doanh nhân khó lòng tiến xa. Qua thời gian, họ cần yêu một thứ có chiều sâu hơn, là yêu nghề - nghề kinh doanh. Phải yêu nghề, họ mới có đủ nhiệt huyết, cảm hứng để vượt qua khó khăn. Và khi doanh nhân tiến lên một tầm mức mới - tầm mức cao nhất trên hành trình tối ưu tư duy và quan điểm cá nhân - thì họ sẽ trở thành doanh nhân yêu nước. Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa là ở giai đoạn yêu tiền hay yêu nghề, họ không yêu nước. Tình cảm yêu nước khi đó mang nặng tính cá nhân.

Còn ở tầm mức mới này, doanh nhân yêu nước sẽ luôn trăn trở với sự phát triển của đất nước, mong muốn đóng góp công sức vào quá trình đó bằng các hoạt động xã hội thiết thực của doanh nghiệp, cũng như xây dựng thương hiệu, hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ bằng tâm thế yêu nước - tâm thế chân thành và nhiệt huyết nhất. Cụ thể hơn, doanh nhân yêu nước là những người trăn trở và tạo ra sản phẩm bằng cả cái tâm, tạo ra giá trị cho xã hội, cũng như giới thiệu được hình ảnh của Việt Nam ra thế giới, thông qua sản phẩm của mình.

Chia sẻ nói trên của ông Lê Tấn Phước đã nhận được sự ủng hộ, tán đồng của các vị đại diện doanh nghiệp có mặt tại sự kiện. Hơn ai hết, các doanh nhân điều hành doanh nghiệp ở quy mô lớn đều rất hiểu điều này, bởi chính họ đã trải qua từng cung bậc cảm xúc của mỗi quá trình tiến lên tầm mức mới. Do vậy, nhìn vào những chương trình hoạt động xã hội của các doanh nghiệp, tôi thấy điều tâm niệm của doanh nhân yêu nước trong đó, chứ không phải “làm màu” như quan điểm phiến diện của một bộ phận những người hay hoài nghi.

(TTXVN)

(TTXVN)

Lan tỏa những điều tử tế

Bên lề sự kiện nói trên, tôi có cơ hội phỏng vấn chị Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Tại đây, chị đã làm rõ thêm tư duy và quan điểm của những doanh nhân ở tầm mức yêu nước. Chị Trần Uyên Phương đã tự hào nói về thành tích lần thứ 6 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia của sản phẩm Tân Hiệp Phát. Nhà lãnh đạo nữ này cũng sôi nổi chia sẻ về niềm tự hào khi đưa sản phẩm ra bán tại các thị trường quốc tế: “Đây là những đồ uống đầy lợi ích cho sức khỏe, đến từ Việt Nam - quốc gia đáng tự hào với thành tích phòng chống Covid-19 hiệu quả...”.

Với khát vọng của mình, Tân Hiệp Phát còn làm nên những kỳ tích về đào tạo. Chỉ từ một xưởng sản xuất nhỏ với vài chục nhân viên, tập đoàn này đã tạo ra những con người giá trị, với năng lực về quản trị, điều hành theo chuẩn quốc tế và luôn nắm vững bộ giá trị cốt lõi mà Tân Hiệp Phát dày công xây dựng. Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn thể hiện tình cảm yêu nước qua sự tự tôn đáng nể khi họ dám đương đầu và cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh.

Những câu chuyện kể trên là một phần biểu hiện của những doanh nhân, doanh nghiệp yêu nước. Tôi còn nhìn thấy vóc dáng của một doanh nghiệp yêu nước qua những hoạt động xã hội rất thiết thực khác. Chẳng hạn, năm nay là năm thứ 9 liên tiếp, Tân Hiệp Phát đồng hành cùng giải thưởng Quả cầu vàng. Đây là giải thưởng dành cho các thanh niên tiêu biểu, những tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Bộ khoa học và Công nghệ tổ chức. Sự đồng hành này là lời khẳng định cho thấy doanh nghiệp rất quan tâm tới những tài năng công nghệ của đất nước.

Tân Hiệp Phát cũng là doanh nghiệp tài trợ chính cho nhiều giải thể thao là sân chơi yêu thích của các bạn trẻ, như: Giải việt dã “Chào năm mới” tranh cúp BTV - Number 1; Giải đua xe đạp nữ tranh cúp Truyền hình An Giang’ Giải việt dã leo núi chinh phục đỉnh Bà Rá; Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội... Thậm chí, đại diện doanh nghiệp này còn mời các bạn trẻ tham quan nhà máy sau giải đấu, để “tiếp lửa” cống hiến, để họ lan tỏa đam mê thể thao tích cực ra nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

(TTXVN)

(TTXVN)

Bên cạnh đó, nếu theo dõi mảng thông tin khởi nghiệp, chắc chắn ai cũng biết Tân Hiệp Phát là một trong những hãng nhiệt tình nhất trong việc đồng hành với các dự án, các buổi chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, để hỗ trợ các bạn trẻ trên chặng đường start-up gian nan. Chứng kiến những hoạt động xã hội đó của một tập đoàn trị giá tỉ đô, đã có lúc, tôi tự hỏi, tại sao họ phải tung sức lực ra cho nhiều công việc đến vậy? Đó là những hoạt động đòi hỏi công sức, thời gian và rất nhiều tiền bạc. Ở tầm vóc của mình, có lẽ họ không cần “làm màu” theo kiểu tốn kém như thế. Nhưng rồi chẳng cần người đại diện Tân Hiệp Phát trả lời, tôi đã tìm ra đáp án của riêng mình.

Trong rất nhiều dịp lắng nghe những tâm sự của ông Trần Quí Thanh - Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát, hay của chị Trần Uyên Phương, tôi nhận ra rằng, những doanh nhân như họ rất coi trọng sự biết ơn. Để đạt tới thành công ngày hôm nay, ông Thanh, chị Phương và Tân Hiệp Phát đã nhận được vô số sự giúp đỡ của cuộc sống - kể cả sự giúp đỡ mang tên “thất bại”, để họ mạnh mẽ hơn. Và những doanh nhân yêu nước đó đã chọn cách đền đáp cuộc sống bằng những hoạt động xã hội tích cực như đã kể trên. Đó chính là tư duy về “đáp đền tiếp nối” để lan tỏa sự tử tế theo cách “cho đi là nhận lại”.

Cùng với Tân Hiệp Phát, nhiều doanh nghiệp Việt khác cũng đang ngày đêm nỗ lực, để dùng sản phẩm của mình góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh của một Việt Nam phát triển trên trường quốc tế. Đó là những Vinamilk, Gốm sứ Minh Long, PNJ... - những thương hiệu Việt ghi dấu ấn đáng nể, vượt ra ngoài biên giới hình chữ S. “Đáp đền tiếp nối” (Pay it forward) chính là tên một bộ phim rất hay của Mỹ, được phát hành năm 2000. Phim kể về một cậu bé 12 tuổi muốn thay đổi thế giới, với tư duy “trả ơn bằng cách cho đi”. Nghĩa là khi ta chịu ơn ai đó, có người giúp ta điều gì thì không nhất thiết phải trả ơn trực tiếp người đó, mà trả ơn bằng giúp đỡ nhiều người khác nữa. Trong phim, cậu bé đã giúp đỡ người vô gia cư, để rồi sau đó người này giúp lại cô gái đang chuẩn bị tự tử, cô gái kia sau đó lại giúp người khác… cứ thế “đáp đền tiếp nối” đã trở thành một làn sóng lan tỏa rộng những điều tích cực ra xã hội.

Những hoạt động xã hội của Tân Hiệp Phát được thực hiện với tư duy "đáp đền tiếp nối", để lan tỏa những điều tốt đẹp ra xã hội

Những hoạt động xã hội của Tân Hiệp Phát được thực hiện với tư duy "đáp đền tiếp nối", để lan tỏa những điều tốt đẹp ra xã hội

Trong chuyến công tác xã hội - tình nghĩa của Báo An ninh Thủ đô vào miền Trung để trao tặng bình lọc nước cho bà con ở vùng lũ lụt Quảng Trị, tôi đã trò chuyện ngắn với chị Trần Uyên Phương. Khi biết đoàn công tác đang vào, chị đã sốt sắng hỏi và cho biết Tân Hiệp Phát đã chuẩn bị sẵn sản phẩm nước uống đóng chai và các nhu yếu phẩm cần thiết. Nếu đoàn kịp phối hợp thì chị sẽ triển khai phương án vận chuyển, còn nếu không kịp thì những phần quà đó sẽ được phân phối sau. Lúc đó, tôi cảm nhận rằng, sự sốt sắng ấy chính là tình cảm của một doanh nhân yêu nước luôn giữ ngọn lửa “đáp đền tiếp nối” trong tim.

Tân Hiệp Phát luôn giữ khí phách Việt Nam trong tim, để không ngừng cải tiến “hôm nay phải hơn hôm qua, nhưng không bằng ngày mai”. Không doanh nghiệp nào có thể phát triển khi chưa trải qua những cú vấp, nhưng quan trọng là thái độ, cách ứng xử của họ sau vấp ngã là như thế nào. Chúng tôi luôn chọn đứng dậy, đi tiếp để khẳng định quyết tâm. Và những giải vàng về chất lượng, những thành công được xã hội ghi nhận chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Tân Hiệp Phát.

Chị Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát