Đảo tâm linh giữa mênh mang sóng nước

ANTĐ - Ở đây, không có đêm mà cũng không có ngày. Người đến như lạc vào cõi hư vô trong những màn khói nhang mờ mờ ảo ảo, ở phía dưới là tiếng ìa oạp nước vỗ bờ.
Dường như sự chia cắt của con nước sông Đà càng làm cho cảnh trời và gió đảo trở nên hư ảo thì phải. Những bậc dẫn lối lên đảo tâm linh, nước vỗ bắn tung tóe, người từ mạn thuyền bước vào thì chao đảo mãi mới lấy được thế cân bình để bước lên đỉnh đảo.
Đảo tâm linh giữa mênh mang sóng nước ảnh 1
Nhiều người đến đảo như việc du xuân, cầu an

 Vừa mới xuống thuyền, mới chỉ ngước mắt lên thôi ta đã thấy bồng bềnh trong nhang khói, thêm mỗi bước bậc hướng lên đỉnh cao, tiếng sênh phách cứ rõ dần. Rồi thì cảnh mây trời đang tĩnh lặng ở phía dưới, khi lên trên như chìm trong tiếng hát điệu múa ngợi ca bà chúa thượng ngàn. Đền Thác Bờ nơi thớ chúa thượng ngàn, giờ sự tích vẫn con nguyên trên bia đá Lê Lợi ghi công bên cạnh sông Đà dữ dội.

“Gập ghềnh đường hiểm chẳng e xa

Dạ sắt khăng khăng mãi đến già

Lẽ phải quét quang mây phủ tối

Lòng son san phẳng núi bao la

Biên cương cần tính mưu phòng thủ

Xã tắc sao cho vững thái hoà

Ghềnh thác ba trăm lời cổ ngữ

Từ nay xem chẳng nổi phong ba”

Lời tạc ghi trên bia đá ngợi ca người có công lập cho xã tắc vững vàng, hòa thuận. Mà trong đó có 2 người đàn bà một bà dân tộc Mường, một bà dân tộc Dao đã có công quyên góp quân lương cho những ngày đồng quê bị giặc giã. Đất nước an vui, người dân sống trong thanh bình, đã lập lên cõi thiêng để tôn thờ 2 bà ở thung lũng Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Sự biến chuyển của thời gian, sự tác động của con người khai phá cơ đồ mới, xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình mang ánh sáng cho cuộc sống hôm nay đã phải rước nơi thờ lên đỉnh cao của núi để người dân đời đời tưởng nhớ đến công lao của bà.

Người dân luôn tề tựu về đảo để thưởng thức phong cảnh và những điệu múa hát đậm chất tâm linh

Sự tách biệt của sóng nước Đà giang đã làm nên cõi hư hư thực thực, để khi xuân đến người người tề tựu lên đảo như một việc giúp thỏa lòng, tâm an. Xuân trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu đâu đâu cũng vui, song mỗi nơi mang một vẻ, một phong tục của miền vùng. Tục thờ mẫu hay người dân thường gọi nôm na là lễ hầu đồng vẫn được nhiều người hành lễ vào dịp sau Tết ở đền phủ khắp nơi.

Hầu đồng là nét văn hóa tâm linh...

Nhưng quan niệm và thói quen trở về để cầu xin tài lộc, may mắn chúa thượng ngàn nơi đảo tâm linh giữa dòng sông Đà được đông đảo người tâm tín. Dòng sông Đà bắt đầu trở thành ngày hội trên sóng nước từ mồng 7 Tết trở ra. Thuyền đò trở khách, lễ đông nườm nượp đổ về nơi đảo tâm linh. Bắt đầu từ đây, nơi này cứ như không có ngày, mà cũng không có đêm trên sông và trên đảo nhỏ. Các chiếu hát kề nối nhau kéo dài cho đến tháng 3 Âm lịch mới lắng dần xuống và trở lại nhịp sống bình thường.

...nhưng do sự hiểu lệch lạc đã làm mất đi nét đẹp vốn có của hầu đồng

Một phong tục đẹp như con thuyền chuyên chở nét văn hóa tâm linh từ xưa đến nay, song do những suy nghĩ lệch lạc đã phần làm làm nét văn hóa hầu đồng trở thành mê tín, lãng phí không đáng có trong lòng người tham lam hám danh lợi. Vì thế hầu đồng trong cuộc sống hôm nay bị ác cảm bởi những vụ lợi do chính những con người làm sai lệch đi bản chất của nó. Những hình ảnh dưới đây ghi lại một đêm trên đảo tâm linh dưới góc nhìn nét văn hóa tâm linh, và nhiều người coi đây như điểm đến đầu xuân để tìm sự thanh thản, nhẹ nhàng trong cuộc sống để một năm làm ăn gặp may mắn, sức khỏe.

Ở đảo tâm linh vẫn có những giá đồng thật giản dị

Lễ vật...

...và tiền lẻ gọi là...

...chủ yếu họ làm chỉ để tâm an và vui xuân

Hầu đồng bị lên án cũng bởi những giá đồng lãng phí tiền của...

...và một số coi đây là việc làm thiên về vụ lợi...

...cho nên nét đẹp đã gây ác cảm không đáng có

Nhạc lễ trong giá hầu đồng cũng là những lời ngợi ca, tạ ơn trời đất, nhớ cuội nguồn