Đại “tiệc lửa” trong tiết xuân lạnh cóng

ANTĐ - Ánh lửa hồng như có sức hút lạ kỳ, bất kể ai nhìn thấy cũng sà vào hua những đôi bàn tay để lấy lại cảm giác.
Tết. Hà Nội lạnh khiến nhiều người ngại ra đường, song việc đi chúc Tết lẫn nhau đã thành tục nên cũng không đành ngồi ở nhà trong ba ngày Tết…
Tết. Ở vùng cao lạnh buốt thấu da thịt. Lạnh cứng tay nhưng vẫn thăm đi chúc Tết nhau. Thay vì ngồi mâm cỗ hay nhâm nhi chén rượu vang chát như ở miền xuôi, đồng bào miền núi đến nhà thăm hỏi nhau bên ánh lửa ấm áp trong gian bếp sum vầy. Hơi ấm bên lửa làm cho câu chuyện kéo dài hơn, làm cho mỗi con người gần gũi nhau hơn. Bởi vậy, du xuân ở vùng cao ta sẽ như lạc vào bữa đại “tiệc lửa” đầy hơi ấm của một năm may mắn, ấm áp và ánh lửa trong gian bếp còn bập bùng, còn chờn vờn sẽ như tiếng nói của một mùa no đủ.

Ở vùng cao Tây Bắc, chỉ có Tết mới có dịp quây quần sum vầy như thế này bên bếp lửa

Vị thần xua tan lạnh cóng của vùng cao

Vui bên bếp lửa - hình ảnh thường thấy vào dịp Tết ở Tây Bắc

Ánh lửa hồng của mùa đông giá trở nên kỳ diệu với muôn loài

Lửa không chỉ soi đường khi đi chơi muộn, lửa còn sưởi ấm cho người vào đông giá

Ánh lửa ấm áp sẽ kéo câu chuyện dài thêm

Những đứa trẻ lớn lên theo năm tháng gắn với bếp lửa từ khi còn nhỏ

Bếp lửa làm cho đêm lạnh như ngắn lại

Bếp lửa kéo mỗi con người gần nhau hơn, ấp áp hơn

Ngày Tết bếp lửa là nơi du xuân ấm áp của đồng bào miền núi

Nhóm ánh lửa hồng, gọi tình làng xóm. Việc này gắn với vùng cao vào mỗi khi nhà có
công to, việc lớn, khi phải nhóm bếp lửa lớn tức là có việc trọng đại, vậy là
bản sẽ mỗi người một tay, chân giúp đỡ