Người dân sẽ giám sát công tác cải cách hành chính

(ANTĐ) - Ông  Phạm Xuân Phương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội trả lời phỏng vấn Báo An ninh Thủ đô.

Người dân sẽ giám sát công tác cải cách hành chính

(ANTĐ) - Ông  Phạm Xuân Phương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội trả lời phỏng vấn Báo An ninh Thủ đô.

- Thưa ông, đâu là vấn đề nổi cộm qua việc kiểm tra “đột xuất” công tác CCHC tại một số cơ quan công quyền?

ông Phạm Xuân Phương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội

ông  Phạm Xuân Phương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội

- Thời gian vừa qua, Sở Tư pháp và Sở Nội vụ thành lập hai Đoàn kiểm tra việc thực hiện CCHC. Đột xuất kiểm tra tại 12 đơn vị đều thấy rằng, những thiếu sót chung nhất là việc bố trí địa điểm “một cửa” tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính rất ít nơi xây dựng đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt là khối phường, cán bộ vẫn còn thiếu, có một số cán bộ đưa vào làm ở bộ phận “một cửa” là cán bộ hợp đồng. Chính vì vậy việc chuẩn hóa cũng như bồi dưỡng hoặc chi trả các tiêu chuẩn rất khó khăn.

Về mặt thủ tục hành chính, việc cập nhật thường xuyên văn bản mới để cung cấp cho dân đa số chưa thực hiện được. Có nhưng nơi niêm yết những bộ thủ tục hướng dẫn từ năm 2004, cho đến nay các văn bản hướng dẫn này đã lạc hậu. Hoặc một số thủ tục nhận thẳng không đưa qua “một cửa”, không có giấy hẹn để giải quyết dẫn đến việc kiểm soát giải quyết chưa được chặt chẽ. Một trong những nguyên tắc “một cửa” là công khai cho dân biết, dân giám sát thì nhiều nơi chưa làm được.

-Thưa ông, việc kiểm tra đột xuất như vậy liệu có tạo ra bước đột phá  nào không?

- Qua việc kiểm tra đột xuất để các cơ quan Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền nhìn được được bức tranh thật về việc cơ chế “một cửa” hiện nay. Họ không phải nghe báo cáo, không phải nghe qua tất cả sự chuẩn bị trước. Qua đó, kịp thời chỉnh đốn những sai sót và học hỏi, lấy kinh nghiệm của nơi làm tốt phổ biến.

 Việc làm này cần phải được làm thường xuyên, để các cơ quan công quyền vừa tiếp dân nhưng vẫn làm tốt. Đồng thời, khi xây dựng được quy trình CCHC sẽ giảm được bộ máy quản lý cồng kềnh và tiết kiệm chi tiêu tài chính công đến mức tối đa.

- Tới đây, những sai sót trong việc xây dựng quy trình CCHC và cơ chế “một cửa” sẽ xử lý như thế nào?

- Khi kiểm tra thì cần phải xem xét toàn bộ vấn đề. Nếu những sai sót thuộc về thẩm quyền của các cơ quan cấp trên như bố trí cán bộ, tăng thêm biên chế thì đoàn kiểm tra sẽ ghi nhận để về báo cáo. Những việc cần chỉnh sửa ngay, đoàn có biên bản, kết luận và yêu cầu các đồng chí lãnh đạo Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách “một cửa” phải sửa ngay theo đúng như kết luận của biên bản.

 Bên cạnh đó, nếu như đi kiểm tra các đơn vị có những sai sót mà thuộc về trách nhiệm của đơn vị như xây dựng quy trình, giải quyết hồ sơ, công khai hóa thủ tục, lệ phí… chúng tôi sẽ có hậu kiểm, nếu như vẫn chưa chấp hành thì sẽ báo cáo lên UBND thành phố để xử lý.

Quang Trường

(Thực hiện)