- Khai giảng khoá huấn luyện công dân thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2025
- Khai giảng khóa huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ Công an Hà Nội năm 2025
Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt mà CATP Hà Nội xác định sẽ khẩn trương tiếp tục nghiên cứu thực hiện bài bản nhất để đáp ứng với tình hình hiện nay, trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới– kỷ nguyên của chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hoá sâu rộng…và đặc biệt, với chủ trương tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả đặt ra yêu cầu mỗi CBCS phải sẵn sàng đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn, hoạt động khoa học, chuyên sâu, thích ứng nhanh với diễn biến thực tế.
Thực chất, hiện đại, ứng dụng công nghệ và sát với thực tiễn công tác
Triển khai nhiệm vụ mang tính chất “then chốt” này, CATP Hà Nội xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCS phải được đổi mới mạnh mẽ theo 4 hướng “thực chất, hiện đại, ứng dụng công nghệ và sát với thực tiễn công tác”.
![]() |
Công tác đào tạo, giảng dạy sẽ gắn với thực tiễn và vị trí việc làm |
Trong những năm qua, CATP đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, toàn diện trong công tác đào tạo cán bộ. Cụ thể, đã Ban hành Đề án “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an Thủ đô thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”. Đây là một đề án lớn, là bước tiến lớn trong công tác xây dựng lực lượng, tác động đến sự lớn mạnh của Công an Thủ đô…
Cùng với đó, CATP đã ban hành Quyết định số 7786/QĐ-CAHN-PX01 ngày 18/10/2024 quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ thuộc CATP. Quy định đã bao quát, thể hiện tính nhất quán, tạo sự liên thông, đồng bộ giữa các khâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện; Cụ thể hóa các quy định về xây dựng chương trình, tài liệu dạy học, lựa chọn giáo viên, giảng viên, báo cáo viên phù hợp; Quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan, đảm bảo“rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”, xóa bỏ tư tưởng “ỷ lại” trong tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ.
Với tinh thần chủ động, khoa học, CATP thường xuyên rà soát, đánh giá, phân tích năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng của đội ngũ cán bộ ở từng cấp. Từ đó, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ tại địa bàn cơ sở, xác định nhu cầu thực tế để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, trong đó, ưu tiên các kỹ năng cần thiết như xử lý các tình huống đột xuất bất ngờ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Công an.
Một chủ trương quan trọng nữa là CATP tăng cường sự phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ và các Trường, Học viện CAND để đảm bảo sự đồng bộ trong đào tạo. Thường xuyên chọn cử cán bộ chiến sĩ tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do các đơn vị thuộc Bộ Công an tổ chức để cán bộ, chiến sĩ được nâng cao trình độ. Thường xuyên cử các đồng chí là lãnh đạo chỉ huy trong CATP dự các cuộc tọa đàm, hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn do Công an các đơn vị, địa phương tổ chức…
Nâng cao “chất lượng” cán bộ, chiến sỹ
Bên cạnh đó, CATP thường xuyên quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ phục vụ đào tạo, như: xây dựng đề án đầu tư nâng cấp Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an Thành phố. Đầu tư cải tạo phòng học, sân bãi, trang bị các thiết bị công nghệ cao phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
![]() |
Lớp đào tạo, huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ của CATP Hà Nội được tổ chức trang trọng, bài bản |
Thống kê sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA của Đảng ủy Công an Trung ương và Chỉ thị số 13/CT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đạo tạo trong CAND, công tác đào tạo, bồi dưỡng của CATP Hà Nội ngày càng đi vào nề nếp, đạt được nhiều kết quả. Mặt bằng trình độ của CBCS CATP đã có những bước phát triển vượt bậc so với mặt bằng CBCS trong lực lượng CAND.
Những kết quả đạt được, cả những tồn tại khó khăn đã được chỉ ra, đặc biệt trước những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách tình hình mới, trong thời gian tới, CATP sẽ tiếp tục đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, thực chất và hiệu quả về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCS tại Công an các đơn vị, với những định hướng xuyên suốt như đánh giá thực trạng đúng trình độ năng lực hiện tại của CBCS để xác định nhu cầu đào tạo là gắn với chuyên môn, chức năng nhiệm vụ công tác);
Xây dựng Chương trình bồi dưỡng, huấn luyện theo hướng thực tiễn, bám sátnhiệm vụcông tác tại cơ sở, không dàn trải lý thuyết, tập trung vào các tình huống thực tế tại cơ sở.
Đổi mới phương pháp bồi dưỡng, huấn luyện theo hướng “thực chiến”; tổ chức, tăng cường các phương án diễn tập tình huống thay bằng chỉ học lý thuyết.
Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngay từ thực tiễn công tác, chiến đấu, gắn với thực tiễn, đào tạo ngay tại đơn vị, địa phương theo vị trí việc làm. Tăng cường tự đào tạo, tự học hỏi, tự nghiên cứu, trau dồi, làm dày thêm kiến thức, kỹ năng công tác, hoàn thiện tư duy khoa học, phát triển tư duy sáng tạo, đổi mới. Cùng với đó, chú trọng đánh giá chất lượng công tác bồi dưỡng, huấn luyện, xây dựng cơ chế khen thưởng, tạo động lực cho CBCS…