Có thể giảm phí qua trạm BOT Cai Lậy từ 30-100%?

ANTD.VN - Trả lời báo chí tại buổi họp báo Chính phủ chiều nay, 1-3, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ này đã trình Chính phủ 4 phương án xử lý vướng mắc tại trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang), trong đó có cả phương án giảm, miễn phí…
Trả lời báo chí tại buổi họp báo Chính phủ chiều nay, 1-3, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ này đã trình Chính phủ 4 phương án xử lý vướng mắc tại trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang), trong đó có cả phương án giảm, miễn phí…
Trả lời báo chí tại buổi họp báo Chính phủ chiều nay, 1-3, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ này đã trình Chính phủ 4 phương án xử lý vướng mắc tại trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang), trong đó có cả phương án giảm, miễn phí…

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông trả lời tại buổi họp báo

Như ANTĐ đã đưa tin, ngày 4-12-2017, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí trạm này từ 1-2 tháng để tiếp tục làm rõ những vấn đề còn tồn tại và giao Bộ GTVT đề xuất phương án.

“Hiện Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ phương án giải quyết trạm BOT Cai Lậy như thế nào?” – báo chí đặt câu hỏi tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay, 1-3.

Trả lời, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, về trạm BOT Cai Lậy, Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ từ ngày 17-1-2018 với 4 phương án khác nhau, mỗi phương án lại có những ưu điểm, hạn chế riêng, trong đó sẽ có điều chỉnh về thời gian thu phí khác nhau.

“Ví dụ, nếu dừng thu phí tại trạm này thì phương án dùng nguồn tiền nào để trả và trả theo thời gian bao lâu, như vậy phải đàm phán với nhà đầu tư. Phương án chỉ thu phí trên tuyến tránh thì sẽ phải theo dõi lại lượng xe, tính toán lại thời gian có bảo đảm.

Hoặc phương án đặt cả 2 trạm thu phí trên Quốc lộ 1 để hoàn phần đầu tư trên Quốc lộ 1 và trạm đặt trên tuyến tránh để hoàn phần đầu tư trên tuyến tránh… thì cũng phải tính khác” – ông Đông phân tích.

Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết thêm, tất cả những phương án nói trên đã có chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ và Bộ đang tiếp tục nghiên cứu quyết liệt và sẽ báo cáo rất sớm về những phương án tiếp theo. Trong đó có phương án giảm mức phí cho phương tiện từ 30-100% đối với một số xã lân cận, sẽ được tính toán cụ thể để báo cáo lên Chính phủ.

Vẫn liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, báo chí đặt câu hỏi về việc vừa qua Sở GTVT Hà Nội có đề xuất cấm Uber, Grab tại 11 tuyến phố của Hà Nội, quan điểm Bộ GTVT, Chính phủ ra sao?

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc Hà Nội sẽ tổ chức giao thông trên hệ thống đường, hạ tầng đô thị của thành phố là thuộc thẩm quyền, chức năng của UBND TP Hà Nội và Sở GTVT Hà Nội sẽ tham mưu giúp Thành phố làm việc này.

Ông Đông nhấn mạnh, phải quan niệm loại hình Grab taxi, Uber taxi là một loại hình vận tải, cũng giống như taxi. Taxi thông thường cũng bị cấm ở một số tuyến phố hay một số khung giờ nhất định phù hợp với việc tổ chức giao thông của thành phố thì Grab, Uber cũng vậy. Phải bình đẳng giữa các loại hình vận tải.

“Uber hay Grab, Bộ GTVT chưa bao giờ nói đây không phải loại hình vận tải hành khách, chỉ khác là kết nối bằng công nghệ thôi. Cấm là cấm đơn vị vận tải chứ không cấm người cung cấp công nghệ kết nối vận tải” – ông Đông nói.

 “Quan điểm của Bộ GTVT là ủng hộ các thành phố tổ chức phân luồng giao thông hợp lý” – Thứ trưởng Bộ GTVT nói thêm.