Có nên tạm giữ hành chính người sử dụng ma túy?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Có nên bổ sung "biện pháp tạm giữ hành chính để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy" trở thành chủ đề tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, ngày 22-10.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng trên thực tế, để xác định tình trạng nghiện của một người thì có thể còn cần thời gian nhiều hơn 5 ngày. Vì vậy, việc này nên để cho ngành y tế thực hiện theo quy trình chuyên môn và tại địa điểm phù hợp.

"Hơn nữa, việc người sử dụng trái phép chất ma túy vào nhà tạm giữ, buồng tạm giữ hành chính để xác định tình trạng nghiện ma túy là không phù hợp với chính sách rất nhân văn của Nhà nước ta đã được đưa vào dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)”, bà Hoa phân tích.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa và đại biểu Bùi Văn Xuyền tranh luận quanh việc bổ sung biện pháp tạm giữ hành chính để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa và đại biểu Bùi Văn Xuyền tranh luận quanh việc bổ sung biện pháp tạm giữ hành chính để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

Tranh luận với bà Hoa, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng đối với đối tượng mà không hợp tác thì không có biện pháp nào để có thể xác định được tình trạng nghiện.

“Nếu họ không hợp tác thì không thể quản lý hay theo dõi để xác định tình trạng nghiện, vì xác định tình trạng nghiện là phải theo dõi thường xuyên, liên tục trong một thời gian nhất định, ở đây là phải là 24 tiếng mà phải là 3 ngày đối với ma túy dạng thuốc phiện và 5 ngày đối với ma túy dạng tổng hợp thì mới có hội chứng cai nghiện và lúc đó mới xác định được tình trạng nghiện.

Do vậy, nếu không bổ sung một biện pháp mang tính chất tạm giữ hành chính thì không thể khắc phục được tình trạng này trong thực tiễn và rất khó cho cơ quan chức năng khi mà xác định tình trạng nghiện”, ông Xuyền phân tích.

Cùng với đó, vị đại biểu của Thái Bình nhấn mạnh quan điểm, nếu bổ sung biện pháp ngăn chặn, tạm giữ người theo tục hành chính trị phải quy định rất chặt chẽ.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho trong thực tế chưa có một đạo luật nào Quốc hội giao cho Chính phủ ban hành nhiều nghị định thi hành như Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa qua.

“Tính đến cuối tháng 8-2020 đã có 76 nghị định xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đang có hiệu lực và sắp có hiệu lực thi hành”, ông Thắng dẫn số liệu và đề nghị nếu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua lần này thì các nghị định cũng phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

“Đây là vấn đề phức tạp, cần nhiều thời gian. Do đó, đề nghị Quốc hội cân nhắc để khi luật có hiệu lực, đảm bảo đủ thời gian để Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định, vì thời gian luật có hiệu lực ngày 1-7-2021 là quá ngắn”, ông Thắng nói.