Chuyện về một điệp viên bí ẩn

ANTĐ - Ngày 19-9 năm nay cựu tướng tình báo Liên Xô cũ Yury Drozdov tròn 86 tuổi. Ở Nga, trước những người làm việc trong ngành an ninh coi Drozdov là nhà hoạt động tình báo đối ngoại vĩ đại nhất. 

Điệp viên huyền thoại Nga Yuri Drozdov

Những năm gần đây trên báo chí bắt đầu xuất hiện những bài viết về điệp viên Xô Viết huyền thoại. Bài viết đầu tiên “Kiện tướng kim hoàn Faberzhe” đã hé mở một trong những điều ít biết về cuộc đời nhà tình báo Xô Viết xuất sắc. Đrozdov được mệnh danh là kiện tướng kim hoàn “Faberzhe” là do có biệt tài xử lý thông tin, săn tin và biết cách nhào nặn thành loại tin độc. 

Drozdov sinh trưởng trong một gia đình quân nhân ở thành phố Minsk. Bố-Drozdov Ivan Dmitrievich (1894-1978) là sĩ quan quân đội Nga Hoàng, tham gia thế chiến thứ nhất, sau Cách mạng Tháng Mười 1917 theo Hồng quân Liên Xô, mẹ - Anastasia Kuzminichna Pankyevich là nhân viên đánh máy tại một nhà máy giấy. Năm 12 tuổi vị tướng tình báo tương lai đã được bố cho đi học ở trường Quân sự Kharkov.

Những năm niên thiếu Yuri say mê học tiếng Ukraina, tham gia các nhóm khoa học trẻ tại Câu lạc bộ Hồng quân Kharkov và hoạt động trong đội kịch thiếu nhi. Những hoạt động buổi thiếu thời đã giúp ích nhiều cho công việc sau này. Năm 1942 vào học trường pháo binh. Tốt nghiệp năm 1944, chàng thanh niên Yuri chưa đầy 19 tuổi từ chối quyết định ở lại trường giảng dạy xung phong ra trận. Ngay từ những ngày đầu tham gia cuộc chiến tranh tàn khốc nhất thế kỷ 20 Yuri Đrozdov đã được đề bạt thiếu úy. Anh chiến đấu dũng cảm trong trận công phá Berlin tháng 5-1945.

Sau chiến tranh giữ nước vĩ đại Yuri Drozdov làm trợ lý Tham mưu trưởng Trung đoàn Pháo binh ở Berlin và quân khu Baltich. 1952 anh được cử đi học trường Đại học Ngoại ngữ quân sự. Tại đây, ngoài tiếng Đức và Anh, Drozdov học thêm một số môn khác. Năm 1956 anh chuyển sang học Đại học Ngoại ngữ tình báo của KGB. Iury học rất giỏi. Giọng phát âm của anh hệt như một người Đức. 

Yuri Drozdov bắt đầu hoạt động tình báo từ năm 1957 dưới danh nghĩa một viên thanh tra người Đức tên là Claynert. Các đồng nghiệp của cựu tướng tình báo Yury Đrozov kể rằng, tất cả nhân viên Cục Phản gián Đức đều sởn tóc gáy khi nghe nói đến nam tước Hoeshtayn mà Đrozov đội lốt trong những năm hoạt động ở nước này. Cũng theo lời kể của họ, thần kinh của nhà hoạt động tình báo Xô Viết cực kỳ vững trong mọi tình huống phức tạp và gay cấn nhất, ngay cả những lúc tưởng chừng bị bại lộ 100%. Thành công này có được là nhờ, ngoài ngôn ngữ, Drozdov còn rất thông hiểu đất nước và con người Đức và bắt trước tài tình mọi khía cạnh của tính cách người dân bản địa. 

Sau đó Yuri Đrozov hoạt động ở New York. Thời gian ở đây Drozdov chủ yếu là hoạt động nằm vùng, gửi về Trung tâm KGB ở Moskva những tài liệu về hoạt động chiến lược của Nhà Trắng và Lầu Năm góc. Vị tướng tình báo Drozdov đã góp phần xuất sắc trong việc giải cứu Rudolf Abel-cũng là một nhà tình báo đối ngoại xuất sắc của Liên Xô hoạt động ở Mỹ.  

Cuối mùa hè 1963 Đrozov trở về Moskva và được cử đi học khóa nâng cao năng lực chỉ đạo tác chiến. Do tính chất cấp bách của công việc, ông dừng khóa học và sang hoạt động ở CHND Trung Hoa. Lúc đó giữa các nhà lãnh đạo hai nước có nhiều bất đồng. Nhiệm vụ của nhà tình báo Đrozov tại nước này là cực kỳ khó khăn.

Ngay từ 1952 ban lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách về lãnh thổ đối với nhà nước Xô Viết. Cuối 8-1964, Đrozov bay sang Bắc Kinh và làm việc ở đây đến năm 1968. Đối với Đrozov những năm hoạt động ở Trung Quốc là cực kỳ căng thẳng và phức tạp trên mọi phương diện. Một trong những khó khăn là người châu Âu khó trà trộn với người châu Á do sự khác biệt về ngoại hình, vẻ mặt và văn hoá. Tuy nhiên, hoạt động ở đây đã tạo cho điệp viên huyền thoại Xô Viết hiểu rõ đất nước có số dân đông nhất thế giới. Kết thúc đợt công tác, theo yêu cầu của Chủ tịch KGB Andropov, Đrozov đã viết những ấn tượng của mình trong 4 năm hoạt động ở đây.

Drozdov đã sáng lập và lãnh đạo nhóm biệt kích “Cờ đuôi nheo” và đứng đầu một đơn vị thám báo đặc nhiệm trong thời gian tiến hành chiến dịch “Cơn bão táp-333” - sự kiện chính ở Cabul 1979 mở màn cuộc chiến Afghanistan. Từ năm 1979 đến 1991 ông lãnh đạo một trong những đơn vị tuyệt mật thuộc Tổng cục 1 KGB hay còn gọi là Cục C (Cục tình báo nằm vùng).

Năm 2009, nhân tròn 90 năm thành lập Cục Tình báo đối ngoại Nga đã chiếu bộ phim tài liệu “Chính phủ Hoa Kỳ xử án Rudolf Abel” kể về điệp viên Xô Viết huyền thoại Rudolf Abel (tên thật là Vilyam Ghenrilhovich Fisher) bị đưa ra tòa. Tất nhiên, Rudol Abel trong hoàn cảnh như vậy vẫn giữ bí mật về mình. Tướng cựu tình báo Đrozov là cố vấn chính của bộ phim.

Phiên toà theo hồ sơ 45094 “Hợp chủng quốc Mỹ lên án Rudol Ivanovich Abel” mở ngày 14-10-1957 tại New York. Vụ án đã được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ. Mặc dù gây áp lực lớn, nhưng toà án Mỹ đã không thể chứng minh Vilyam Fisher dưới tên Rudol Abel là hoạt động gián điệp. Tuy nhiên, toà vẫn tuyên án Rodol Abel 30 năm tù. 

Bốn năm sau, năm 1960, nhờ sự hỗ trợ của điệp viên Xô Viết Drozdov, đã giải phóng được Rodol Abel qua việc trao đổi viên phi công Mỹ Francis Powers lái máy bay do thám U-2 xâm phạm vùng trời Liên Xô và đã bị lực lượng phòng không Xô Viết bắn rơi ở độ cao 20km bằng tên lửa đất đối không ZRK-C75 vào lúc 8h53 theo giờ Moskva ở tỉnh Sverdlovsk.

Cuộc trao đổi diễn ra ngày 11-4-1962 tại Berlin với sự trung gian của luật sư Đông Đức Volfgal Figel. Cựu tướng tình báo Yuri Đrozov tham gia vào cuộc trao đổi này với tư cách “anh em thúc bá” với Rudol Abel. 

Vì những thành tích xuất sắc trong hoạt động tình báo đối ngoại tướng Yuri Drozdov đã được nhà nước Xô Viết tặng thưởng 5 huân chương và nhiều huy chương khác nhau, được tặng hai danh hiệu “Nhân viên an ninh xuất sắc”, “Có công lao trong hoạt động tình báo”. Chính phủ các nước CHDC Đức, Ba Lan, Cuba và         Afghanistan cũng tặng thưởng cho ông những phần thưởng cao quý.

Năm 1992, khi chuẩn bị nghỉ hưu, tướng Yury Đrozov được đề nghị thành lập và đứng đầu Trung tâm Phân tích và sàng lọc thông tin với tên gọi “Namacon” (NAMACON nghĩa là Công ty Tư vấn và tiếp thị độc lập). Hiện nay trung tâm vẫn dưới sự lãnh đạo của vị tướng tình báo tài ba. Làm việc trong “Namacon” là các chuyên gia phân tích loại giỏi từng là điệp viên quân sự và chính trị. Nhiệm vụ chính của họ là, trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm bề ngoài và tư cách của một người nào đó để tạo ra một chân dung tâm lý chi tiết của nhân vật đó và đưa ra dự báo những hoạt động của người này trong những tình huống khác nhau. Khách hàng của “Namacom” là các cơ quan hành pháp và lập pháp tối cao Nga, những người đứng đầu các doanh nghiệp lớn trong nước.