Nhưng có một kẻ vui mừng và kích động hơn hẳn, đó chính là gã ăn xin trong làng. Từ ngày nghe được tin, ngày nào gã cũng dậy từ sáng sớm ra ngồi ở vệ đường để chờ mong nhà vua đi qua, gã sẽ là người đầu tiên được nhà vua cho nhiều tiền, để gã sẽ không phải đi ăn xin nữa.Gã ăn mày có hai cái bơ sắt, cứ xin được gạo hay đồ ăn thì gã lại cất cái bơ đó đi và trưng ra cái bơ rỗng kia để xin tiếp nên lúc nào gã cũng ngồi đó với cái bơ không để cầu xin sự thương xót của người qua lại.
Một ngày kia, cuối cùng nhà vua cũng đến. Gã ăn mày cuống quýt chìa cái bơ sắt ra và rên rỉ xin bố thí khi nhìn thấy nhà vua đi vào làng. Nhà vua nhìn gã ăn mày đáng thương và bảo: “Hãy cho ta bơ gạo của ông”. Gã ăn mày sững lại, không tin nổi vào tai mình. Gã nghĩ tại sao nhà vua biết gã có một bơ gạo trong túi và tại sao nhà vua giàu có lại đi xin bơ gạo của gã. Gã định từ chối nhưng đắn đo một lúc hắn thò tay vào túi sẻ bớt nửa bơ gạo lại và đưa cho nhà vua nửa bơ gạo. Nhà vua cầm bơ gạo đổ vào túi của mình rồi thò tay vào cái túi khác lấy ra một nắm vàng bằng đúng nửa bơ gạo bỏ vào trong cái bơ đưa cho gã ăn mày rồi đi tiếp. Nhà vua không quay lại ngôi làng ấy lần nào nữa còn gã ăn mày thì suốt cuộc đời cứ băn khoăn tự hỏi: Nếu lúc ấy gã đưa cho nhà vua cả bơ gạo thì liệu nhà vua có cho hắn cả bơ vàng không nhỉ?
Câu chuyện gã ăn mày cho chúng ta thấy một chân lý đơn giản. Cuộc sống luôn công bằng và đừng chỉ giữ chặt nửa bơ gạo mà bỏ lỡ cả bơ vàng cuộc sống trả lại cho bạn.