Chương trình hạt nhân Iran: Những dấu mốc quan trọng

ANTĐ - Chương trình hạt nhân Iran và những tranh cãi có một lịch sử lâu dài bắt đầu từ những năm 1957 khi nước này mới bắt đầu ngành công nghiệp hạt nhân với sự trợ giúp của một vài quốc gia phát triển.

1958: Iran gia nhập IAEA

Iran đã gia nhập cơ quan năng lượng nguyên tử (IAEA) mới được thành lập của Liên Hợp Quốc vào năm 1958. Vào năm 1963, nước này đã kí hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân, văn bản quốc tế quan trọng giữ công nghệ hạt nhân quân sự tránh xa các nước tham gia. Năm 1979, cách mạng Hồi giáo nổ ra và những năm sau đó, Iran vướng vào cuộc chiến kéo dài gần một thấp kỉ với Iraq.

Nhà máy hạt nhân Bushehr

1980 – 1990: Những nỗ lực của Iran nhằm hoàn tất nhà máy hạt nhân Bushehr.

Trong suốt những năm 1980 và 1990, Mỹ đã ngăn cản được một vài nỗ lực của Iran nhằm kí thoả thuận hạt nhân với các nước như Trung Quốc hay Argentina. Tehran cố gắng có được sự giúp đỡ từ Nga nhằm hoàn thành nhà máy hạt nhân Bushehr. Dự án này đã được tiếp tục thực hiện từ năm 1995 và hoàn thành vào năm 2010. Thêm 2 lò phản ứng sẽ được xây dựng tại đây nếu được chấp thuận.

2003: Iran bị cáo buộc che giấu các hoạt động hạt nhân

Năm 2003 đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đối đầu giữa Tehran và Washington do Mỹ cáo buộc Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân. IAEA cũng cho rằng, Tehran đang che giấu các hoạt động hạt nhân, như việc xây dựng các cơ sở làm giàu uranium và lò phản ứng hạt nhân. Phương Tây lập tức yêu cầu không làm giàu uranium trên đất Iran.

2006: IAEA đưa vấn đề Iran lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Năm 2006, căng thẳng leo thang khi IAEA bỏ phiếu đưa chương trình hạt nhân Iran lên Liên Hợp Quốc xem xét. Tehran phản ứng bằng việc cấm các quan sát viên vào những cơ sở hạt nhân của nước này. Cũng trong năm này, cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố đã làm giàu uranium thành công.

Năm 2006, vấn đề Iran được đưa lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 

Vào tháng 12-2006, Liên Hợp Quốc áp đặt trừng phạt, yêu cầu ngừng ngay hoạt động làm giàu uranium. Những lệnh trừng phạt nhằm vào việc khai thác uranium và các cơ quan liên quan đến ngành công nghiệp hạt nhân và cuối cùng là cấm nhập khẩu vũ khí.

2010 – 2012: Hàng loạt vụ giết hại các nhà khoa học hạt nhân Iran

Bắt đầu từ năm 2010, hàng loạt nhà khoa học và cá nhân liên quan đến chương trình hạt nhân Iran đều đã bị giết hại bằng các cách như bị tấn công bằng sát thủ hay cài bom nổ trên xe ôtô. Tehran cáo buộc Israel là chủ mưu của việc này.

2012: Virus Stuxnet tấn công cơ sở làm giàu uranium Natanz

Vào năm 2012, tờ NYT cho biết, Mỹ và Israel đã cùng nhau thực hiện việc tấn công vào Natanz bằng một loại máy tính virus có tên Stuxnet. Kế hoạch này đã thành công và mặc dù virus này đã thoát khỏi được hệ thống máy tính sau khi gây hại, nó vẫn bị phát hiện bởi các chuyên gia máy tính. Hoạt động này đánh dấu ví dụ đầu tiên về việc tấn công mạng có sự tham gia của chính phủ một nước.

2012: Phương Tây trừng phạt ngành dầu mỏ và ngân hàng của Iran

Năm 2012, Washington đã tấn công kinh tế Iran bằng việc ngừng mua dầu mỏ, ngăn chặn các hoạt động ngân hàng và lôi kéo thêm các đồng minh của mình làm việc này. Đây được cho là một nỗ lực nhằm đưa Iran trở lại bàn đàm phán.

Iran và nhóm P5+1 đạt được thoả thuận tạm thời 

2013: Thoả thuận tạm thời với Iran

Sau nhiều năm đàm phán, một cuộc gặp ở Geneve giữa Iran và nhóm P5+1, đã có thể cho ra đời một thoả thuận tạm thời vào năm 2013. Tổng thống mới của Iran, Hassan Rouhani theo đường lối ôn hoà đã đồng ý thu nhỏ hoạt động hạt nhân nhân, nhằm đổi lại những biện pháp nới lỏng trừng phạt. Các bên đều hứa hẹn sẽ đạt được thoả thuận trong vòng một năm tới, tuy nhiên, hạn chót này đã bị ra hạn thêm 3 lần.

Các bên đi đến thoả thuận cuối cùng vào 14-7-2015

2015: Đạt được thoả thuận cuối cùng

Sau một vài lần kéo dài hạn chót, một thoả thuận khung về vấn đề hạt nhân Iran đã đạt được ở thành phố Lausanne, Thuỵ Sĩ, vào tháng 4-2015. Iran chấp nhận giảm khả năng làm giàu uranium của mình đi 2/3 và hứa giới hạn các hoạt động hạt nhân. Phương Tây nới lỏng trừng phạt kinh tế đang áp đặt lên Tehran.

Vào ngày 14-7, thoả thuận cuối cùng đạt được ở Vienna. Các bên liên quan đều khen ngợi và khẳng định nó đáp ứng đủ quyền lợi của các bên.