Chuẩn bị phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam

(ANTĐ) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam” với tổng dự toán đầu tư là 1.024 tỷ đồng. 

Chuẩn bị phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam

(ANTĐ) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam” với tổng dự toán đầu tư là 1.024 tỷ đồng. 

Đề án này được thực hiện trong 4 năm, chia thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 từ năm 2011 đến 2012 sẽ đầu tư cho sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử (HCĐT) ở trong nước.

Giai đoạn 2 từ năm 2013 đến 2014 sẽ đầu tư cho mở rộng phát hành HCĐT ra các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và triển khai việc kiểm soát HCĐT tại các cửa khẩu. Về cơ bản HCĐT cũng giống như quyển hộ chiếu mà Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an đang cấp cho công dân Việt Nam.

Tuy nhiên, trong HCĐT có gắn thêm chíp điện tử dùng để lưu thông tin nhân thân và thông tin sinh trắc học của người sở hữu hộ chiếu (như ảnh mặt, vân tay).

Hộ chiếu điện tử đã được phát hành tại 54 nước trên thế giới

Hộ chiếu điện tử đã được phát hành tại 54 nước trên thế giới

Hộ chiếu sinh trắc học (biometric passport) hay còn gọi là hộ chiếu điện tử (e-passport) là loại hộ chiếu kết hợp giữa hộ chiếu giấy và hộ chiếu điện tử trong đó có chứa những thông tin sinh trắc học có thể sử dụng để xác thực danh tính của du khách.

Thu Nguyên

Phát hành HCĐT nhằm tăng cường hiệu quả công tác đảm bảo an ninh an toàn trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh, đối phó với tình trạng hộ chiếu bị làm giả và tội phạm sử dụng hộ chiếu giả để hoạt động phi pháp ngày càng gia tăng và để làm thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng, chính xác. Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) tại cuộc họp thường niên năm 2003 đã ra nghị quyết kêu gọi các nước thành viên của tổ chức này thống nhất triển khai ứng dụng HCĐT với thời hạn khuyến cáo là trước năm 2010.

 Đến nay trên thế giới đã có 54 nước phát hành HCĐT và một số nước đang thí điểm triển khai công nghệ nhận dạng sinh trắc học để hiện đại hóa và tự động hóa công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu. Các nước đều nhận thức rằng trong cuộc đấu tranh chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới. Do vậy việc phát hành HCĐT Việt Nam không chỉ có ý nghĩa đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cho Việt Nam, mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập Việt Nam trong các hoạt động chung của khu vực và thế giới, hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam với thế giới.

Một trong những mục tiêu cụ thể của đề án là xây dựng Hệ thống thông tin cấp phát, kiểm soát và quản lý HCĐT với đầu mối quản lý thống nhất là Bộ Công an, đảm bảo tính đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cơ sở và thiết bị phần cứng, tính thống nhất về công nghệ và phần mềm ứng dụng, không chia cắt theo phạm vi bộ, ngành, kết nối thông suốt từ trong nước ra ngoài nước… Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ chiếu và xuất nhập cảnh, là đầu mối tập trung thông tin dữ liệu về cấp hộ chiếu và xuất nhập cảnh từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải về Bộ Công an để quản lý thống nhất.

Tiến Phúc