- Sách trắng Quốc phòng Malaysia lo ngại căng thẳng trên Biển Đông
- Lựa chọn chiến lược ở Biển Đông nhằm bảo đảm không gian sinh tồn cho tương lai
- "Bó đũa ASEAN" chặn tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông
Vật thể có hình dạng khí cầu (aerostat) được phát hiện ở đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 18-11. Ảnh: ISI
“Một lần nữa xin khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”, bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế và có những đóng góp trách nhiệm và xây dựng trong việc duy trì an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.
Trước đó ngày 24-11, Công ty ImageSat International (ISI) của Israel đã đăng trên tài khoản Twitter chính thức hình ảnh vệ tinh chụp ngày 18-11 cho thấy một vật thể có hình dạng khí cầu bay trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Lần đầu tiên, khí cầu Trung Quốc, nhiều khả năng nhằm thu thập thông tin tình báo quân sự, được ISI phát hiện ở đá Vành Khăn. Việc sử dụng khí cầu cho phép Trung Quốc nắm bắt tình hình khu vực xung quanh một cách liên tục”, tài khoản Twitter của ISI viết.