Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm

Một tâm thế sẵn sàng gác bỏ mọi lợi ích riêng, toàn tâm toàn ý phục vụ cho Quốc hội, thái độ khiêm tốn lắng nghe, cung cách trả lời tự tin, chân thành... là những điểm thuyết phục nhất của các ứng cử viên thuộc hai đơn vị bầu cử số số 3 (quận Đống Đa, quận Thanh Xuân) và số 6 (quận Long Biên, huyện Gia Lâm) trong 2 cuộc tiếp xúc cử tri diễn ra đồng thời sáng hôm qua, 9-5. 

Các ứng cử viên tiếp xúc cử tri tại các đơn vị bầu cử

Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm

Một tâm thế sẵn sàng gác bỏ mọi lợi ích riêng, toàn tâm toàn ý phục vụ cho Quốc hội, thái độ khiêm tốn lắng nghe, cung cách trả lời tự tin, chân thành... là những điểm thuyết phục nhất của các ứng cử viên thuộc hai đơn vị bầu cử số số 3 (quận Đống Đa, quận Thanh Xuân) và số 6 (quận Long Biên, huyện Gia Lâm) trong 2 cuộc tiếp xúc cử tri diễn ra đồng thời sáng hôm qua, 9-5. 

Trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ, ông Ngô Quốc Doanh, cán bộ Ủy ban MTTQ Hà Nội, người trực tiếp theo dõi các kỳ tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 6 cho biết, các

Đơn vị bầu cử số 3 (quận Đống Đa, quận Thanh Xuân) gồm 5 ứng cử viên: Ông Nguyễn Duy Ánh - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ông Bùi Văn Kiên- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ- lao động Công ty CP dịch vụ đường sắt khu vực I- Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản Việt- Á, bà Nguyễn Phạm Ý Nhi -  Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội, bà Đặng Huyền Thái - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP Hà Nội, ông Đào Trọng Thi - Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội.

ứng cử viên đều có điểm chung là khẳng định thực hiện theo đúng 5 tiêu chuẩn của ĐBQH, liên hệ, gắn bó mật thiết với dân, truyền tải ý nguyện của dân tới Quốc hội, giám sát các cơ quan quản lý chức năng thực hiện tốt vai trò của mình. Nội dung các chương trình hành động đều cụ thể, bám sát vào tình hình kinh tế xã hội của quận huyện, gắn với từng lĩnh vực chuyên môn của mỗi ứng cử viên. Nổi bật nhất là các vấn đề về giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, phát triển văn hóa nghệ thuật, du lịch, vấn đề gắn Phật giáo với dân tộc vì một xã hội tốt đời, đẹp đạo. Các ứng cử viên cũng đều ý thức cao về tầm quan trọng khi đưa ra chương trình hành động, phải làm sao đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội địa bàn đang trong giai đoạn đô thị hóa như quận Long Biên.

Đơn vị bầu cử số 6 (quận Long Biên, huyện Gia Lâm), gồm 6 ứng cử viên: Bà Trần Thị Châu Giang - Quản đốc Phân xưởng may thể thao Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình, bà Nguyễn Thị Hồng Hà- Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hoa- Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội, ông Trần Văn Long tức Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bà Trịnh Thị Mùi- Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội, ông Phạm Đình Thái- Giám đốc điều hành Công ty CP sản xuất và dịch vụ du lịch Chèm.

Tại đơn vị bầu cử số 3, chương trình hành động của 5 ứng cử viên tập trung chủ yếu vào các vấn đề dân sinh, đưa ra các đề xuất nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ em, nâng cao vai trò giám sát, phản biện của tổ chức mặt trận, thực hiện cải cách hành chính, đổi mới công tác giáo dục, đào tạo nhân tài, xóa bỏ tình trạng dạy thêm học thêm...

Nhiều câu hỏi cử tri đưa ra xoáy vào những vấn đề "nhạy cảm". Một cử tri ở quận Long Biên đã băn khoăn, cả 6 ứng cử viên đều không cư trú trên địa bàn quận, vậy, các vị sẽ làm thế nào để thường xuyên tiếp xúc với dân, hiểu dân? Tại huyện Thanh Xuân, ông Phùng Văn Khoa, cử tri phường Kim Giang, kiến nghị, ứng cử viên sẽ làm gì để chống lại bệnh "vô tâm" của nhiều thầy thuốc hiện nay? Ông Lê Văn Tôn, phường Phương Mai thì hỏi về biện pháp chống dạy thêm, học thêm tràn lan, biện pháp cụ thể để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước như thế nào? Cụ thể như nhiều gia đình hiện nay có con thi đỗ vào đại học, nhưng lại không đủ tiền cho con đi học, vậy, nếu là ĐBQH, các vị sẽ làm gì để giúp nhân dân?

Không khí các cuộc tiếp xúc nóng lên về cuối, vấn đề thảo luận mang tính thời sự, số câu hỏi cử tri đặt ra ngày càng nhiều. Các ứng cử viên cũng đều đã trả lời thẳng thắn song trong thời gian ngắn, để trả lời thỏa đáng mọi ý hỏi của cử tri là không đơn giản. Vì vậy, các ứng cử viên đều có chung một lời hứa trước cử tri, học tập làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh.

Phạm Huyền