Vì sao nút giao thông Thanh Xuân ùn tắc nghiêm trọng?

(ANTĐ) - Từ đầu tháng 2-2010 đến nay, khi nút giao thông Thanh Xuân, Hà Nội hoàn thành và đưa vào sử dụng thì tại đây thường xảy ra ùn tắc nghiêm trọng.

Vì sao nút giao thông Thanh Xuân ùn tắc nghiêm trọng?

(ANTĐ) - Từ đầu tháng 2-2010 đến nay, khi nút giao thông Thanh Xuân, Hà Nội hoàn thành và đưa vào sử dụng thì tại đây thường xảy ra ùn tắc nghiêm trọng.

Hàng chục nghìn phương tiện giao thông qua nút Thanh Xuân vào giờ cao điểm.
Hàng chục nghìn phương tiện giao thông qua nút Thanh Xuân vào giờ cao điểm.

Do các phương tiện giao thông (chủ yếu là ôtô) từ khu vực Pháp Vân đổ dồn về khu vực Linh Đàm qua cầu Dậu vào đường Khuất Duy Tiến kéo dài để lên đường Phạn Hùng hay ra đường Láng- Hòa Lạc, hoặc vào khu vực Hà Đông.

Cùng với đó, lưu lượng xe ôtô từ phía Nam thành phố trước đây thường lưu thông trên đường Phan Trọng Tuệ, qua cầu Tó qua đường 70 để sang đường Láng- Hòa Lạc. Nhưng đường 70 quá nhỏ, xuống cấp nghiêm trọng, nên nhiều phương tiện không đi qua đường 70 nữa qua cầu Dậu để ra đường Khuất Duy Tiến kéo dài vừa rút ngắn được gần chục Km đường và đường lại phẳng, rộng... Song song với việc trên là mỗi ngày có một lượng ô tô khá lớn từ đường hồ Mễ Trì chạy qua đường Khuất Duy Tiến về cầu Dậu, Linh Đàm ra khu vực Pháp Vân lên cầu Thanh Trì... Điều đáng nói là tất cả các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường trên đều phải đi qua nút giao thông Thanh Xuân.

Trước đây, nút giao thông này chỉ là ngã ba, nay là ngã tư, nút này không điều tiết giao thông bằng đèn tín hiệu, mà bằng đảo tròn giao thông. Nhưng đảo tròn tại nút giao thông lại rộng ngang với một sân vận động đã chiếm khá nhiều diện tích mặt đường, hàng ngày vào giờ cao điểm khi  hàng nghìn phương tiện giao thông từ 4 ngả đường trong khu vực đều đổ về đây, các phương tiện đi không theo luồng, tuyến nào cả. Cộng với ý thức của người tham gia giao thông kém, nên các chủ phương tiện chen ngang, cắt đầu xe của nhau, lấn đường, mạnh xe nào xe nấy đi nên xảy ra ùn tắc giao thông...

Đảo tròn giao thông Thanh Xuân rộng như một sân vận động chiếm khá nhiều diện tích của các phương tiện giao thông.
Đảo tròn giao thông Thanh Xuân rộng như một sân vận động chiếm khá nhiều diện tích của các phương tiện giao thông.

Tình trạng ùn tắc nghiêm trọng nhất diễn ra vào đầu giờ sáng, khi lưu lượng phương tiện chiều từ Hà Đông ra đường Nguyến Trãi rất lớn, gặp phải dòng phương tiện từ đường Khuất Duy Tiến đi vào nút giao thông để ra khu vực Linh Đàm, hoặc các phương tiện rẽ trái sang đường Nguyễn Trãi chặn lại. Cùng với đó là dòng phương tiện từ khu vực Linh Đàm qua cầu Dậu đi vào đường Khuất Duy Tiến kéo dài để về đường Phạm Hùng gây ùn tắc cục bộ, kéo dài. Những lúc như vậy, nếu không có lực lượng CSGT làm nhiệm vụ thì các phương tiện tiện đi qua được nút giao thông này cũng phải mất từ 20 đến 30 phút...

Để khắc phục tình trạng trên, vào giờ cao điểm trong ngày, ngoài một tổ CSGT ứng trực tại đây, Đội CSGT số 7, Phòng CSGT- CATP Hà Nội đã tăng cường thêm lực lượng , vì vậy lúc nào tại nút giao thông này cũng có từ 5 đến 8 cán bộ CSGT cùng Thanh tra giao thông làm nhiệm vụ. Vào ngày đầu tuần lưu lượng phương tiện càng đông hơn, thì cả chỉ huy Đội cũng tham gia phân luồng, giải tỏa giao thông cùng các chiến sỹ để các phương tiện lưu thông thuận tiện, dễ dàng hơn. Theo Trung tá Nguyễn Văn Tỉnh, Đội phó Đội CSGT số 7, Phòng CSGT- CATP Hà Nội, đó không phải là dài pháp cơ bản để giải quyết ùn tắc giao thông tại nút Thanh Xuân.

Để giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông tại nút Thanh Xuân, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông, tránh lãng phí xăng dầu... thì Sở GTVT Hà Nội và Bộ GTVT phải cho lắp đặt ngay hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút Thanh Xuân, đồng thời tổ chức lại giao thông trong khu vực và phân luồng cho các phương tiện từ xa.

Quốc Đô