Về đề án 112: Các nhà quản lý, khoa học nói gì?

(ANTĐ) - "Để tránh giẫm phải “vết xe đổ” của Đề án 112 trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) thời gian tới, chúng ta cần phân tích thẳng thắn, thấu đáo các bất cập liên quan đến quá trình triển khai Đề án". Tiến sỹ Mai Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học, Bộ KHCN,  nguyên ủy viên Ủy ban KHCN&MT Quốc hội khóa XI (cơ quan giám sát việc thực hiện đề án).

Về đề án 112: Các nhà quản lý, khoa học nói gì?

(ANTĐ) - "Để tránh giẫm phải “vết xe đổ” của Đề án 112 trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) thời gian tới, chúng ta cần phân tích thẳng thắn, thấu đáo các bất cập liên quan đến quá trình triển khai Đề án". Tiến sỹ Mai Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học, Bộ KHCN,  nguyên ủy viên Ủy ban KHCN&MT Quốc hội khóa XI (cơ quan giám sát việc thực hiện đề án).

"Chúng ta vẫn có sự lẫn lộn về mục tiêu và phương tiện" - ảnh minh họa
"Chúng ta vẫn có sự lẫn lộn về mục tiêu và phương tiện" - ảnh minh họa

“Đơn vị giúp việc nhưng lại chỉ đạo bộ, ngành, địa phương"

Phân tích thẳng thắn, thấu đáo các bất cập liên quan đến quá trình triển khai Đề

Tiến sỹ Mai Anh
Tiến sỹ Mai Anh

án này, tôi cho rằng:

Trước hết, đó là bài học về bộ máy triển khai đề án: Đối với một dự án có tầm quốc gia, liên quan đến  tất cả các Bộ, ngành, địa phương, kinh phí dự kiến lớn, lại trong một lĩnh vực vừa liên quan đến công nghệ cao là CNTT và truyền thông (TT), vừa liên quan đến các vấn đề xã hội là tập quán, quy trình công tác, trình độ công chức của các cơ quan công quyền, vừa liên quan đến công cuộc cải cách hành chính (CCHC)… thì việc nghiên cứu để có một bộ máy chỉ đạo hay điều hành vừa có kiến thức về quản lý nhà nước, vừa có kiến thức về CNTT&TT, có thực tiễn để đưa CNTT&TT vào ứng dụng một cách hợp lý trong các cơ quan nhà nước, vừa phối hợp đồng bộ liên ngành, vừa biết định hướng mục tiêu là vấn đề rất quan trọng.

Cần hết sức tránh việc các thành viên của tổ chức này không có thời gian để tham gia đóng góp cho đề án, dẫn đến tình trạng mọi việc do Chánh văn phòng Ban chỉ đạo, hay trưởng Ban thư ký như trường hợp Đề án 112, là đơn vị giúp việc hành chính cho Ban nhưng lại ký đóng dấu quốc huy để chỉ đạo các Bộ ngành và địa phương.

Cùng với đó, tôi cho rằng, chúng ta phải xác định rõ, CNTT chỉ là phương tiện kỹ thuật. Còn quan trọng là thủ tục hành chính, quy trình công tác, các vấn đề liên quan tới CCHC. Do vậy, CCHC phải đi trước một bước, đồng bộ với các ứng dụng để tránh tình trạng làm xong không dùng được, lại làm lại từ đầu.

Lâu nay có một tình trạng là các đề án, chương trình ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực Kinh tế-Xã hội (KTXH) thường có sự lẫn lộn giữa mục tiêu và phương tiện. Thế nên mới có tình trạng mục tiêu của đề án, hình ảnh, phương thức hoạt động, hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực KTXH được thay đổi thế nào nhờ ứng dụng CNTT được mô tả rất mờ trong khi những con số về máy tính được trang bị, số mạng được thiết lập, số phần mềm phải xây dựng, số chuyên gia CNTT cần được đào tạo…lại thường được mô tả rất rõ nét.

Chúng tôi chỉ là một điểm "nhỏ" trong đề án 112

17h chiều qua 17-9, phóng viên ANTĐ đã gặp ông Hoàng Văn Phong - Bộ trưởng Bộ KH&CN đề nghị trao đổi ý kiến về đề án 112. Bộ trưởng đã từ chối trả lời với lý do: Bộ KH&CN không được giao nhiệm vụ thực hiện đề án 112, chỉ là một thành phần tham gia rất nhỏ vào đề án. Văn phòng CNTT thuộc Bộ KH&CN là đơn vị chính thức trực tiếp tham gia vào đề án. Đã có người phụ trách vấn đề đó. Bộ trưởng không tham gia trực tiếp nên không thể trả lời, bình luận gì.

P.Huyền

Từ đây cũng đặt ra một vấn đề là các Dự án ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực KTXH nên được khởi xướng do nhu cầu của lĩnh vực đó, các chuyên gia của lĩnh vực phải là người chủ trì.

Đối với việc xây dựng một nền hành chính điện tử hay Chính phủ điện tử, đề án này phải xuất phát từ nhu cầu quản lý hành chính Nhà nước, các chuyên gia quản lý hành chính nhà nước phải tham gia làm nòng cốt cho Dự án. CNTT chỉ là công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý ở những khâu có thể Tin học hoá được.

Mặt khác, cần phải xác định được các vấn đề liên ngành cần thiết được thiết lập để có thể ứng dụng thành công CNTT. Ví dụ như hạ tầng đường truyền quốc gia, hạ tầng chuẩn (Chuẩn thông tin trong giao dịch điện tử của các hoạt động xã hội, chuẩn công nghệ, chuẩn giao thức, chuẩn mở của hệ thống …), hạ tầng thông tin quốc gia (Các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu liên thông đa ngành,..), hạ tầng pháp lý, các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, các quy định về phân cấp quản lý và chia xẻ thông tin, các vấn đề liên quan đến xây dựng triển khai, quản lý, đánh giá nghiệm thu các Dự án CNTT, định mức chi tiêu trong CNTT, v.v… Nếu những vấn đề này chưa được giải quyết mà vẫn triển khai trang bị máy móc, phần mềm thì chắc là lại dẫm vào các sai lầm trước đây.

Xuân Thu