Tiếp tục kiểm tra việc đổ, thu dọn phế thải xây dựng

(ANTĐ) - Đêm 23-5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tiếp tục kiểm tra hiện trường một số điểm đổ phế thải, khai thác cát. Mục đích nhằm kiểm tra đánh giá việc đổ, dọn dẹp phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố đã thực hiện như thế nào, giữ gìn vệ sinh môi trường bền vững, hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị:

Tiếp tục kiểm tra việc đổ, thu dọn phế thải xây dựng

(ANTĐ) - Đêm 23-5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tiếp tục kiểm tra hiện trường một số điểm đổ phế thải, khai thác cát. Mục đích nhằm kiểm tra đánh giá việc đổ, dọn dẹp phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố đã thực hiện như thế nào, giữ gìn vệ sinh môi trường bền vững, hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (người đầu tiên bên trái) trực tiếp kiểm tra hiện trường một số điểm đổ phế thải, khai thác cát
Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị 
(người đầu tiên bên trái) trực tiếp kiểm tra hiện trường một số điểm đổ phế thải, khai thác cát

Qua đó, động viên các lực lượng như Thanh tra GTCC, Công an đang làm nhiệm vụ. Cùng đi có Giám đốc Sở Giao thông Vận tải  Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng; Phó giám đốc Công an thành phố Hà Nội - Đại tá Trần Long Xuyên...

Theo đánh giá, thời gian vừa qua tình trạng bụi của Hà Nội vượt qua mức cho phép nhiều lần, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nạn đổ bậy phế thải; xe chở vật liệu xây dựng, phế thải không che chắn, không rửa xe trước khi ra khỏi công trường...

Theo thống kê, toàn thành phố có 23 điểm khai thác cát, chủ yếu ở các huyện và quận ven đô. Cụ thể, quận Tây Hồ có 1 điểm, quận Hoàng Mai 2, quận Long Biên 2, huyện Từ Liêm 5, huyện Thanh Trì 1, huyện Đông Anh 7 và huyện Gia Lâm 4.

Hầu hết các bãi khai thác đều của tư nhân, trong đó có 5 bãi lớn với hàng nghìn lượt xe ra vào chở cát mỗi ngày đêm. Đó là các bãi Bến Bạc, Liên Mạc, Bãi Chèm 1, 2, Lĩnh Nam, và hầu hết trong số này đều là điểm thường xuyên gây mất vệ sinh môi trường thành phố.

Trước tình trạng này, Sở GTCC (cũ) lần đầu tiên có các cuộc làm việc với các chủ xe chở vật liệu xây dựng, phế thải và các chủ khai thác cát trên địa bàn thành phố.

Qua đó, bằng nhiều biện pháp như yêu cầu các đơn vị khai thác cát phải thường xuyên kiểm tra thùng xe, kiên quyết không giao cát cho những xe không có nắp đậy, thùng xe không kín khít; không xúc cát đổ vào thùng xe cao quá thành.

Nếu phát hiện đơn vị nào vi phạm, bên cạnh việc xử lý xe vi phạm còn lập biên bản xử lý đối với chủ các bãi khai thác cát.

Các đơn vị vận tải phải chịu trách nhiệm không để vật liệu rời, cát xây dựng rơi vãi ra đường, đồng thời có trách nhiệm với các công ty môi trường hoặc tự chịu trách nhiệm duy trì, bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực có xe của đơn vị mình hoạt động... 

Đặc biệt là phối hợp với Công an Hà Nội áp dụng các biện pháp mạnh trong xử lý với những hành vi này xâm hại môi trường; chống người thi hành công vụ.

Bên cạnh đó là việc xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường, tạo ra sự cạnh tranh giữa các điểm đổ. Điều này thực tế đã đem lại hiệu quả, vừa giảm được chi phí ngân sách của thành phố và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân có nhu cầu đổ với giá thành rẻ.

Ông Thạch Như Sỹ, Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho rằng, để đạt được kết quả này đó là sự tăng cường công tác quản lý của các lực lượng phối hợp như Cảnh sát môi trường, CSGT, Cảnh sát trật tự...

Chỉ sau một thời gian ngắn, đã phát hiện, xử lý, ngăn chặn 1.500 vụ vi phạm, chuyển thêm 41 hồ sơ tới cơ quan điều tra để truy tố những hành vi chống người thi hành công vụ...

Sau khi kiểm tra tại một số điểm Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nhận xét, “với phương pháp mà các lực lượng thực hiện gần đây là đúng hướng.

Sở Giao thông Vận tải đóng vai trò quản lý, hướng dẫn các đơn vị, làm việc kết nối những nơi đang cần đổ và nơi cần san lấp... đã tạo được lợi ích cho cả hai bên. Góp phần tạo cho thành phố sạch đẹp hơn.

Nhìn lại thời gian trước chúng ta làm chưa bài bản, chưa trúng, chưa hướng dẫn, chưa quản lý người ta nên hiện tượng đổ phế thải nhiều trong những năm vừa qua.

Tôi cho rằng trong đó lỗi vi phạm của dân một nửa và các cơ quan quản lý một nửa. Tôi có hỏi thì được biết, so với trước đây việc đổ bừa bãi phế thải như thế nào, họ nói là giảm được 80 - 90%, đây là điều đáng mừng”.

Tuy nhiên, “giảm bụi trong lĩnh vực xây dựng, việc đầu tiên là tuyên truyền giáo dục, sau đó là tăng cường kiểm tra đi đôi với hướng dẫn thực hiện, nếu không đạt được 2 vấn đề này thì mới tiến hành xử lý theo pháp luật”. Bí thư Thành ủy nhắc nhở.

Huệ Chi