Thiếu hụt khoảng 115-226 tỷ kWh điện

(ANTĐ) - Ngày 21-11, Bộ Công Thương đã tổ chức đánh giá 2 năm tác động của WTO đối với ngành năng lượng Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, công suất của hệ thống điện Việt Nam cần phải được nhân đôi trong 5 năm tới để thỏa mãn tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện 17%/năm. Từ nay đến năm 2015, mỗi năm phải bổ sung cho hệ thống 2.000MW điện và cần khoảng trên 3 tỷ USD/năm đầu tư cho điện.

Giai đoạn 2015-2020:

Thiếu hụt khoảng 115-226 tỷ kWh điện

(ANTĐ) - Ngày 21-11, Bộ Công Thương đã tổ chức đánh giá 2 năm tác động của WTO đối với ngành năng lượng Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, công suất của hệ thống điện Việt Nam cần phải được nhân đôi trong 5 năm tới để thỏa mãn tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện 17%/năm. Từ nay đến năm 2015, mỗi năm phải bổ sung cho hệ thống 2.000MW điện và cần khoảng trên 3 tỷ USD/năm đầu tư cho điện.

Trong năm 2015 Việt Nam sẽ phải nhập khẩu điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc
Trong năm 2015 Việt Nam sẽ phải nhập khẩu điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc

Ông Dương Quang Thành - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã công bố bảng cân đối nhiên liệu cho sản xuất điện đến năm 2020. Dự báo năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 6,8 tỷ kWh theo phương án cơ sở và 62,8 tỷ kWh theo phương án cao. Năm 2020, lượng điện thiếu hụt tương ứng theo 2 phương án là 115,2- 226,2 tỷ kWh, tương đương 29-44% tổng nhu cầu điện sản xuất.

Để khắc phục, trong năm 2015, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc và nhập khoảng 22,4 triệu tấn than. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khoảng 45-89 triệu tấn than, nhập khẩu khí đường ống, khí hóa lỏng, phát triển năng lượng gió, mặt trời, sinh khối và điện hạt nhân.

Dự kiến, báo cáo đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 sẽ trình ra Quốc hội vào tháng 5-2009. Tổ máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ vận hành vào năm 2020. Tổng công suất các tổ máy điện hạt nhân là 8.000MW vào năm 2025.

Phạm Huyền