Thiếu chế tài xử phạt hành vi hành hung nhà báo

(ANTĐ) - Chiều 3-8, Báo điện tử Công luận tổ chức Hội thảo "Tác nghiệp của nhà báo trong tình huống nóng". Mục đích nhằm trao đổi, làm rõ hơn một số vấn đề xung quanh hoạt động tại "điểm nóng" của nhà báo. Đó là những vấn đề như: Nhà báo gặp khó khăn như thế nào khi bị cản trở, hành hung? Kinh nghiệm tác nghiệp ở điểm nóng qua một số tình huống cụ thể? Những kỹ năng tác nghiệp trong hoạt động điều tra? Cách xử lý của tòa soạn trong trường hợp phóng viên bị hành hung? Những biện pháp nghiệp vụ trong khi tác nghiệp của nhà báo được xã hội nhìn nhận, đánh giá như thế nào?...

Thiếu chế tài xử phạt hành vi hành hung nhà báo

(ANTĐ) - Chiều 3-8, Báo điện tử Công luận tổ chức Hội thảo "Tác nghiệp của nhà báo trong tình huống nóng". Mục đích nhằm trao đổi, làm rõ hơn một số vấn đề xung quanh hoạt động tại "điểm nóng" của nhà báo. Đó là những vấn đề như: Nhà báo gặp khó khăn như thế nào khi bị cản trở, hành hung? Kinh nghiệm tác nghiệp ở điểm nóng qua một số tình huống cụ thể? Những kỹ năng tác nghiệp trong hoạt động điều tra? Cách xử lý của tòa soạn trong trường hợp phóng viên bị hành hung? Những biện pháp nghiệp vụ trong khi tác nghiệp của nhà báo được xã hội nhìn nhận, đánh giá như thế nào?...

Nhà báo Trần Đức Chính Tổng biên tập Báo Nhà báo & Công luận chia sẻ, làm báo là nghề nguy hiểm nhưng cho đến nay kỹ năng phòng tránh, chủ động đối phó với hiểm nguy vẫn chưa được các trường dạy báo chí đào tạo cho sinh viên, các tòa soạn và chính những nhà báo cũng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Mặt khác, nhà báo thường tác nghiệp độc lập nên nghề báo cũng rất cần được trang bị những kỹ năng đảm bảo an toàn cho chính mình trước khi nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, từ tòa soạn.

Bên cạnh việc chia sẻ kinh nghiệm, nghiệp vụ tác nghiệp trong nhiều tình huống khác nhau, một số ý kiến cho rằng, hành vi hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp là hành vi chống người thi hành công vụ. Vì vậy, cần được đưa về xử lý theo Điều 257 - Bộ luật Hình sự (Tội chống người thi hành công vụ) hoặc không cần đợi giám định thương tích đạt đủ 11% mà khởi tố theo Điều 104 theo tình tiết “do yếu tố công vụ của nạn nhân”.

Mặt khác, để ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ (trong đó có nhà báo) phải là nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, địa phương. Tăng cường giáo dục công dân, đẩy mạnh hoạt động giáo dục pháp luật, tôn trọng người thi hành pháp luật... Đặc biệt là cần có chế tài đủ mạnh để răn đe bởi chế tài xử phạt đối với hành vi này hiện nay quá nhẹ, thay vào đó phải có mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp gây thương tích, sẽ phải tính cộng hình phạt. Bên cạnh đó, người thi hành nhiệm vụ cũng cần nghiêm túc, chấn chỉnh tác phong cho phù hợp tránh gây bất bình trong nhân dân.

Huệ Chi