Thí điểm "phố đèn đỏ" thì phải có luật, nếu không không ai quản lý được

ANTD.VN - Đề xuất coi mại dâm là một nghề, hay thí điểm “phố đèn đỏ” tại một số đặc khu kinh tế ở nước ta tới đây đang được dư luận rất quan tâm. Theo một số ĐBQH, hiện dù luật pháp nước ta đang cấm, song trên thực tế vẫn có "cung" - có "cầu".
Chủ đề có nên coi mại dâm là một nghề, hay có nên thí điểm “phố đèn đỏ” tại một số đặc khu kinh tế ở nước ta tới đây hay không đang được dư luận rất quan tâm.
Chủ đề có nên coi mại dâm là một nghề, hay có nên thí điểm “phố đèn đỏ” tại một số đặc khu kinh tế ở nước ta tới đây hay không đang được dư luận rất quan tâm.

Pháp lệnh còn đang cấm thì không thể hợp thức hóa mại dâm (ảnh minh họa)

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách ngày 4-4, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong chia sẻ, pháp lệnh về phòng chống mại dâm ở nước ta hiện còn đang cấm mại dâm nên không thể thí điểm “phố đèn đỏ” được, hơn nữa cũng không ai quản lý được.

Vị ĐBQH này chia sẻ, hiện có tình trạng các địa phương đều nói tỉnh mình không có mại dâm nhưng thực tế mại dâm vẫn tồn tại, thậm chí còn công khai ở nhiều nơi. Ngược lại, tại nhiều nơi có hoạt động mại dâm nhưng khi hỏi thì cơ quan chức năng của địa phương cũng không nắm được.

Trước thực trạng này, ông Đặng Thuần Phong cho rằng, Bộ LĐ-TB&XH phải tham mưu cho Chính phủ, nâng Pháp lệnh phòng, chống mại dâm lên thành luật về phòng chống mại dâm.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh, nếu giờ nói hợp thức hóa mại dâm thì có thể có quan điểm khác nhau, nơi ủng hộ, nơi không. Tuy nhiên trước hết phải đưa vào luật, bởi vấn đề này liên quan đến quyền con người, quyền công dân nên không thể để ở văn bản dưới luật.

Tương tự, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị Lan cho rằng, hoạt động mại dâm dù pháp lệnh nước ta hiện nghiêm cấm nhưng thực tế vẫn có “cung” và “cầu”. Các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chức năng cũng rất khó khăn khi thực hiện quản lý một cách có hiệu quả.

“Cần phải quy định trong luật, xem cho phép hoạt động đến đâu, người hành nghề, rồi các cơ quan chức năng phải thực hiện thế nào. Nếu để hoạt động nhưng không cho phép thì không phòng chống được, bởi thực tế cung vẫn có và cầu vẫn có” – bà Lan nói.