Sinh viên chỉ biết “đọc” chứ chưa biết “nói”

(ANTĐ) - Ngày 5-12, Bộ GD-ĐT, Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ cùng hơn 160 trường ĐH trên cả nước đã bàn về chất lượng đào tạo tiếng Anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ. Không khó để nhìn thấy các cử nhân sau khi tốt nghiệp ra trường đều chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội bởi trình độ tiếng Anh thấp. Đây là hệ quả của việc đào tạo đồng loạt không phân loại sinh viên giỏi hay chưa biết ngoại ngữ, gây lãng phí tiền bạc, thời gian.

Sinh viên chỉ biết “đọc” chứ chưa biết “nói”

(ANTĐ) - Ngày 5-12, Bộ GD-ĐT, Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ cùng hơn 160 trường ĐH trên cả nước đã bàn về chất lượng đào tạo tiếng Anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ. Không khó để nhìn thấy các cử nhân sau khi tốt nghiệp ra trường đều chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội bởi trình độ tiếng Anh thấp. Đây là hệ quả của việc đào tạo đồng loạt không phân loại sinh viên giỏi hay chưa biết ngoại ngữ, gây lãng phí tiền bạc, thời gian.

Vàng thau lẫn lộn

Áp dụng chuẩn quốc tế để nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên
Áp dụng chuẩn quốc tế để nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên

Phản ánh về thực trạng giảng dạy tiếng Anh trong các trường ĐH trên cả nước, Ths Đoàn Hồng Nam, đại diện Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ cho rằng, với thời lượng phân bổ chương trình cho tiếng Anh như hiện nay thì không thể đảm bảo 100% sinh viên ra trường đáp ứng đúng trình độ mà các nhà tuyển dụng yêu cầu. Trong khi đó, trình độ của sinh viên không đồng đều, chưa nói rằng có sự khác biệt khá lớn nhưng lại phải ngồi học cùng nhau do các trường không thực hiện phân loại trình độ đầu vào.

“Những lớp học như vậy sẽ gây khó khăn cho giảng viên, khiến họ khó có thể quán xuyến hết tất cả sinh viên, cũng như không thể lựa chọn chương trình phù hợp cho từng đối tượng” - ông Nam cho biết. Kết quả khảo sát 13 trường ĐH Việt Nam cho thấy điểm bình quân của gần 10.000 sinh viên các trường này trải từ mức 50 điểm đến 850 điểm TOEIC. “ở trình độ 850 điểm TOEIC-mức chuẩn này giảng viên dạy tiếng Anh cũng không dễ mà đạt được.

Trong khi đó lại để những sinh viên giỏi như vậy phải học 4 năm trong trường cùng với những sinh viên chưa biết gì là lãng phí và bất hợp lý”. Bà Trần Thị Hà - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận hiện có tới hơn 54% các trường ĐH được khảo sát không thực hiện kiểm tra đầu vào mà phân lớp theo ngành và khóa đào tạo.

Một nhận xét hài hước về trình độ tiếng Anh của sinh viên ĐH hiện nay là sau 4 năm học tại trường ĐH, sản phẩm đầu ra của các trường là các cử nhân được coi là biết “đọc” nhưng lại không biết “nói”. Nguyên nhân cũng không khó nhận thấy phương pháp dạy và học tiếng Anh chủ yếu vẫn là phương pháp cũ lạc hậu, thiên về dạy ngữ pháp và từ vựng.

Việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói rất hạn chế. Ngoài ra, ông Đoàn Hồng Nam còn phân tích sai lầm trong mục tiêu đào tạo tiếng Anh là các trường quá tập trung vào tiếng Anh chuyên ngành chứ không rèn luyện kỹ năng. Sinh viên có thể thuộc các thuật ngữ chuyên ngành, nhưng để sử dụng thực tế trong giao tiếp lại không đáp ứng được yêu cầu xã hội.

Không có chuẩn đánh giá

Theo Ths Phạm Gia Trí - Chủ nhiệm Khoa tiếng Anh chuyên ngành, ĐH Ngoại thương, sinh viên của trường Ngoại thương mặc dù trình độ tiếng Anh rất tốt nhưng khi ra trường không có chứng nhận trình độ ngoại ngữ nên phải đi thi các chứng chỉ bên ngoài. “Điều này gây tốn kém, lãng phí và bức xúc đối với sinh viên” - ông Phạm Gia Trí cho biết. “Sinh viên sau 4 năm học không được đánh giá một cách khách quan, thậm chí không được công nhận chính thức là trình độ tiếng Anh tương đương với chứng chỉ quốc gia A, B hay C.

 Đa số sinh viên khi vào ĐH phải học lại từ đầu, không kể trình độ thực sự và phải đi học thêm bên ngoài để kiếm một tấm bằng ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng” - TS Nguyễn Lương Ngọc, Trưởng khoa Ngoại ngữ-ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cho biết.

Một thực tế hiện nay là các nhà tuyển dụng tuyển chọn nhân lực đáp ứng được năng lực giao tiếp chứ không dựa vào văn bằng, chứng chỉ A, B, C nữa. Các nhà tuyển dụng đều muốn dựa vào các bằng cấp, chứng chỉ quốc tế được công nhận rộng rãi để tuyển dụng.

 Điều này đang tác động tới việc dạy và học tiếng Anh trong trường ĐH. Hiện tại, một số trường đã khắc phục nhược điểm về trình độ tiếng Anh của sinh viên trường mình bằng cách áp dụng cách đánh giá theo chuẩn quốc tế TOEIC (Tiếng Anh sử dụng trong môi trường giao tiếp quốc tế).

ĐH Ngoại thương đã sử dụng chuẩn TOEIC để chuẩn hóa hoạt động dạy và học tiếng Anh kết hợp với tiếng Anh chuyên ngành của trường. Theo đó, bài thi TOEIC sẽ giúp trường phân loại đầu vào. Sinh viên nào đạt từ 400-425 điểm sẽ được miễn học hoàn toàn môn tiếng Anh năm thứ nhất và nhận điểm 9-10 tương ứng.

 Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng đã triển khai việc đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên bằng TOEIC thay cho đánh giá bằng chứng chỉ quốc gia. Theo đó sinh viên mỗi năm học và sinh viên ra trường phải đạt mức chuẩn tối thiểu do nhà trường đặt ra phù hợp với nhu cầu tuyển dụng thực tế.

Vinh Hương