Ra trường, có việc làm ngay!

(ANTĐ) - Những chiếc áo màu sắc sặc sỡ hẳn sẽ dễ gây ấn tượng hơn cho bạn nếu so sánh với những chiếc áo trắng đơn thuần. Và để có được chiếc áo có nhiều màu sắc, hoa văn, đòi hỏi phải có một công nghệ nhuộm hoàn hảo.

Ra trường, có việc làm ngay!

(ANTĐ) - Những chiếc áo màu sắc sặc sỡ hẳn sẽ dễ gây ấn tượng hơn cho bạn nếu so sánh với những chiếc áo trắng đơn thuần. Và để có được chiếc áo có nhiều màu sắc, hoa văn, đòi hỏi phải có một công nghệ nhuộm hoàn hảo.

Thực hành trên phần mềm đo màu
Thực hành trên phần mềm đo màu

Ngành dệt may Việt Nam đang có những bước phát triển lớn nhưng các công ty may trong nước không phải công ty nào cũng có hệ thống nhuộm vải hoàn thiện, trong khi sinh viên đi theo chuyên ngành này cũng không nhiều và vì thế nghề nhuộm vải công nghiệp đang có sức hút nhân công khá lớn.

Các sinh viên đang theo học chuyên ngành Vật liệu và công nghệ Hóa dệt không quá tự tin khi nói rằng: Ra trường chúng em sẽ đi làm ngay vì có rất nhiều cơ hội đang mở ra trước mắt. Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có công nghệ hoàn tất tiêu biểu trên thế giới. Hoàn tất là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ các công việc hoàn tất chức năng của sợi, vải, quần áo như phòng co, chống cháy, chống thấm kháng khuẩn, khử mùi hôi, cáh nhiệt, thoáng khí, cản tia cực tím, thoát hơi nước. Không những thế với chuyên ngành này, sinh viên còn có thể nhuộm vải bằng cách chiết tách những nguyên liệu từ thiên nhiên, tạo nên những chất màu và ánh màu khác nhau.

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 24 của khoa Công nghệ dệt may và thời trang chỉ có một đề tài duy nhất là chiết tách màu từ hạt điều dầu của sinh viên Nguyễn Sơn - khóa 47 trường Đại học Bách khoa Hà Nội do Phó Giáo sư đầu ngành nhuộm Hoàng Thị Lĩnh hướng dẫn. Bản thân cô cũng có những nghiên cứu nhất định về nhuộm màu bằng những nguyên liệu thiên nhiên như lá cây theo kiểu của người dân tộc. Cả nước hiện nay mới có khoa Công nghệ dệt may và thời trang của trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị duy nhất đào tạo công nghệ nhuộm vải. Sắp tới đây, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, Tập đoàn Dệt May Việt Nam mới có thêm trường Cao đẳng dệt may hy vọng sẽ có thêm cơ sở thứ hai đào tạo chuyên ngành này.

Từ xa xưa, ông cha ta đã có những ứng dụng rất cụ thể về việc nhuộm quần áo, nhưng với công nghệ hiện đại như ngày nay, nhuộm sợi, vải, quần áo đều có thể áp dụng công nghệ. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho các em những phòng thí nghiệm tương đối để các em có thể triển khai thực hành tốt trên cơ sở lý thuyết đã vững. Tại đây sinh viên có thể dùng các thí nghiệm hóa học để chiết tách màu, nhuộm màu qua bảng đo màu bằng hệ thống công nghệ thông tin. Trong công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên Nguyễn Sơn, rất ngạc nhiên khi em qua các thí nghiệm dùng dung dịch cồn, nước, kiềm để có thể chiết tách hạt điều màu thành những chất màu khác nhau, đặc biệt là trên sợi len và vải lụa tơ tằm. Nhuộm màu theo phong cách này không những không gây hại cho môi trường - một điều mà các nhà máy nhuộm vải thường xuyên phải đối mặt mà còn có hiệu quả kinh tế cao.

Công nghiệp dệt may đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nó đang là sản phẩm xuất khẩu chiếm thị phần lớn, đạt doanh thu 7-8 triệu USD/năm. Nhưng đáng tiếc Việt Nam lại chỉ là một nơi gia công hàng hóa cho các hãng nước ngoài vì với các công ty may thời trang trong nước thì do giá thành nguyên liệu quá lớn, vẫn giữ cách làm việc kiểu thủ công, lấy kinh nghiệm làm vốn từ đo sợi bông, kéo sợi bông thành sợi, đến nhuộm sợi, nhuộm vải. Cùng với việc áp dụng những kiến thức trong nhà trường, phòng thí nghiệm, một số sinh viên trong quá trình đi thực tập đã tận dụng cơ hội và được ủng hộ cho việc áp dụng công nghệ mới. Điều đó càng khiến các công ty dệt, công ty may trong nước có nhu cầu tuyển dụng cao với ngành này đặc biệt là với chuyên ngành công nghệ hóa nhuộm. Ra trường, hầu hết đều có thể kiếm cho mình việc làm ngay tại các khu công nghiệp bởi ở thời điểm hiện tại, với tấm bằng tốt nghiệp Đại học Bách khoa, khoa Công nghệ thông tin thì nhiều chứ kỹ sư Vật liệu và công nghệ hóa dệt thì hiếm lắm!

Quỳnh Phương