Quy ra tiền

(ANTĐ) - Đầu tháng 5-2007, Chính phủ đã ban hành quy định về sử dụng phương tiện đi lại, trong đó khuyến khích thực hiện cơ chế khoán kinh phí sử dụng ôtô. Đến nay, mới chỉ “lèo tèo” vài ngành, địa phương “khoán”. Đây là hình thức khoán vào lương, tính ra một năm tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước tới 1.000 tỷ đồng. Mới đây ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành quyết nghị về khoán xe công, nhà công vào thu nhập trong các hoạt động của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Quy ra tiền

(ANTĐ) - Đầu tháng 5-2007, Chính phủ đã ban hành quy định về sử dụng phương tiện đi lại, trong đó khuyến khích thực hiện cơ chế khoán kinh phí sử dụng ôtô. Đến nay, mới chỉ “lèo tèo” vài ngành, địa phương “khoán”. Đây là hình thức khoán vào lương, tính ra một năm tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước tới 1.000 tỷ đồng. Mới đây ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành quyết nghị về khoán xe công, nhà công vào thu nhập trong các hoạt động của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Trên thế giới, hình thức “tiền tệ hóa” này đã được áp dụng từ lâu và là một việc tất yếu.Tất cả đều phải quy ra tiền, nếu không thì chẳng hóa ra là khuyến khích tiêu xài ngân sách Nhà nước như... nước. Theo thống kê, cả nước ta có khoảng 20.000 xe công các loại. Mỗi năm có khoảng 2.000 xe cần thay thế. Nếu mua mới 2.000 xe này thì mỗi năm Nhà nước phải chi ngân sách tới 800 tỷ đồng. Ông Cục trưởng Cục Quản lý công sản thẳng thắn nhận định: “Việc ít quan chức đăng ký khoán xe là do nhiều người vẫn gắn quyền lực với chiếc xe, trong khi xe ôtô chỉ là phương tiện đi lại”.

Có thể nói, Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội khoán xe công, nhà công vào thu nhập, khoán cả khoản chi dành cho công tác thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, công tác giám sát, tiếp xúc cử tri và chi phí đi lại ăn ở của các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội thực sự là “nêu gương” cho cả bộ máy Nhà nước. Bởi lâu nay, chúng ta thường kêu ca tiền lương không đủ sống. Nay, nếu áp dụng khoán vào lương, mọi thứ đều quy ra tiền thì rõ ràng đây là bước đi hết sức cơ bản trong cải cách tiền lương, công khai và minh bạch thu nhập của những “công bộc” của dân.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội khẳng định rằng: “Nếu sử dụng tiết kiệm các khoản tiền khoán đó thì mỗi năm một người cũng tiết kiệm được trên 100 triệu đồng. Đây chính là khoản tiền sạch để sống đàng hoàng, trong sáng, góp phần vào công cuộc chống tham nhũng, lãng phí”.

Nhân dân và dư luận xã hội đồng tình với Nghị quyết hợp lòng dân của Quốc hội đồng thời mong muốn những quy định về khoán chế độ công vụ sẽ được xem xét, áp dụng cả các cơ quan Đảng, Chính phủ và tiến tới trở thành bắt buộc chứ không phải chỉ áp dụng trong Quốc hội và chỉ dừng ở mức độ “khuyến khích” như hiện nay.

Đan Thanh