Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Không để nghĩa vụ trả nợ cho con cháu

ANTD.VN - Sáng nay, 22-10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải cố gắng tăng thu để tăng chi và chi tiêu phải trong khả năng của nền kinh tế chứ không để lại nghĩa vụ trả nợ cho đời sau.

 

Sáng nay, 22-10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải cố gắng tăng thu để tăng chi, chi tiêu là phải trong khả năng của nền kinh tế chứ không để lại nghĩa vụ trả nợ cho đời sau.

 

Sáng nay, 22-10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải cố gắng tăng thu để tăng chi, chi tiêu là phải trong khả năng của nền kinh tế chứ không để lại nghĩa vụ trả nợ cho đời sau.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Không để nghĩa vụ trả nợ cho con cháu ảnh 1

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại Quốc hội sáng 22-10

- Thưa Phó Thủ tướng, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 vừa được Chính phủ trình ra Quốc hội cho biết sẽ cần khoảng 10,57 triệu tỷ đồng. Vậy nguồn lực cụ thể được huy động từ đâu?

Theo tính toán, trong kế hoạch đầu tư công, Chính phủ tính toán cần 2 triệu tỷ đồng, trong đó trung ương là 1,2 triệu tỷ đồng còn địa phương khoảng 880.000 tỷ. Đó mới là đầu tư công thôi, còn nguồn lực tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế thì ít nhất cũng phải gấp 5 lần số này mới có thể thực hiện được.

Cho nên chúng ta phải huy động nguồn lực càng nhiều càng tốt, cả nguồn lực trong dân, các thành phần kinh tế chứ không chỉ riêng nguồn lực Nhà nước… cho quá trình tái cơ cấu kinh tế 5 năm tới.

- Lâu nây, vẫn có tình trạng các dự án đầu tư công hay bị đội vốn so với dự toán ban đầu. Lần này, Chính phủ có biện pháp gì xử lý để tránh lặp lại tình trạng này?

Sau khi có Chỉ thị về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ thì trách nhiệm về phần vốn đã được duyệt đã rõ. Ai làm đội vốn, người nào quyết định đầu tư thì người đó chịu trách nhiệm. Lần này, Chính phủ quyết siết chặt kỹ luật, kỹ cương về ngân sách.

- Có ý kiến cho rằng, để có dư địa mới cho đầu tư phát triển, cần nới trần nợ công. Xin Phó Thủ tướng cho biết quan điểm về vấn đề này?

Chính phủ đã tính toán kỹ. Đúng là trần nợ công quan trọng nhưng không phải là tất cả. Khả năng trả nợ mới là quan trọng! Theo thông lệ thế giới, nghĩa vụ trả nợ của ngân sách nhà nước trên thu ngân sách nhà nước 25% là rất khó khăn.

Thực tế, năm 2015, nghĩa vụ trả nợ của chúng ta là hơn 27%, kể cả phần trực tiếp chi trả nợ, phần vay để đảo nợ vì năm 2016-2017 là cực đỉnh của nợ. Vì vậy, nếu nới trần nợ công lên thì áp lực trả nợ sẽ lớn hơn rất nhiều.

Do đó, để bảo đảm bền vững an toàn nợ công, dứt khoát chúng ta phải khống chế trần nợ công là không vượt quá 65%GDP, nợ Chính phủ không quá 55% và nợ nước ngoài của quốc gia là không quá 55% cho đến tận năm 2020. Đây cũng là quyết tâm của Chính phủ và đã trình với Quốc hội như thế.

Làm thế nào để quyết tâm của Chính phủ được cụ thể hóa thành kết quả, thưa Phó Thủ tướng?

Để bảo đảm được đất nước phát triển thì phải có thể chế để huy động được cao độ nguồn lực. Muốn vậy, Chính phủ đang đây đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Một mặt, tái cơ cấu đầu tư công thì phải nằm trong tái cơ cấu lại thu, chi ngân sách và bảo đảm bền vững, an toàn nợ công. Ngân sách nhà nước chỉ đầu tư vào những cái thiết yếu, quan trọng, phấn đấu làm sao tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của toàn xã hội giảm xuống.

Mặt khác, chỉ số Icor phải giảm, tức là hiệu quả đầu tư phải tăng lên. Đó là hai mục tiêu đặt ra trong tái cơ cấu đầu tư công thời gian tới. Muốn như thế, phải làm bài bản, khoa học. Qua từng năm, phải siết chặt kỷ luật tài khóa.

Đặc biệt, phải coi tiết kiệm là quốc sách. Cố gắng tăng thu để tăng chi mà chi tiêu là phải trong khả năng của nền kinh tế chứ không để lại nghĩa vụ trả nợ cho đời sau; vay nợ là phải trong khả năng trả nợ chứ dứt khoát không nới trần nợ công.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!