Nối giáo cho “gạch tặc”

(ANTĐ) - Xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn có diện tích tự nhiên hơn 36km2, với 3.500 hộ và 15.500 nhân khẩu chia thành 9 thôn, 42 xóm định cư rải rác trên diện tích 870ha. Ngoài ra, xã còn quản lý 320ha rừng phòng hộ và 600ha đất phục vụ an ninh quốc phòng. Chỉ với diện tích tự nhiên như vậy, nhưng diện tích phục vụ cho việc đun đốt  gạch lại lên tới gần 10km2.

Tràn lan lò gạch tại xã Bắc Sơn, huyện sóc sơn:

Nối giáo cho “gạch tặc”

(ANTĐ) - Xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn có diện tích tự nhiên hơn 36km2, với 3.500 hộ và 15.500 nhân khẩu chia thành 9 thôn, 42 xóm định cư rải rác trên diện tích 870ha. Ngoài ra, xã còn quản lý 320ha rừng phòng hộ và 600ha đất phục vụ an ninh quốc phòng. Chỉ với diện tích tự nhiên như vậy, nhưng diện tích phục vụ cho việc đun đốt  gạch lại lên tới gần 10km2.

>>>Chính quyền xã có “bất lực”?

>>>Sống ngắc ngoải bên lò gạch

>>>3 người chết do ngạt khói lò gạch

Ông Tạ Hồng Thái - Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn: “Ai có giỏi thì về đây mà cưỡng chế lò gạch, xã có vài người không làm được”

Ông Tạ Hồng Thái - Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn: “Ai có giỏi thì về đây mà cưỡng chế lò gạch, xã có vài người không làm được”

Chính quyền xã hậu thuẫn cho “gạch tặc” …

Tiếp tục tìm hiểu thông tin liên quan đến những cái chết thương tâm của người dân tại lò gạch thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn, nhất là sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai, khiến việc đun đốt gạch trái phép vẫn diễn ra ồ ạt, phóng viên Báo An ninh Thủ đô đã thu thập được tài liệu khẳng định những sai phạm tại đây là có hệ thống, thậm chí được UBND xã “bật đèn xanh”.

Ngoài 81 hộ dân tự ý xây lò đun đốt gạch, trong diện tích đất thổ cư và đất canh tác có “sổ đỏ” khi chưa có hợp đồng với UBND xã, 18 hộ còn lại có hợp đồng đun đốt gạch tại vùng “quy hoạch” của xã nhưng đều đã bị UBND xã ra quyết định hủy hợp đồng từ tháng 1-2010.

Trong số 18 hộ này, có những hộ thời hạn hợp đồng đã hết hạn từ những năm 2008 - 2009 và chính quyền xã chưa gia hạn hợp đồng. Ấy vậy mà, tất cả 18 hộ này vẫn ngang nhiên, bất kể ngày đêm móc đất, phá đê lấy nguyên liệu làm gạch.

Cả một vùng rộng lớn gần 10km2, “gạch tặc” tha hồ hoành hành, đun đốt tràn lan nhưng không hề bị bất cứ hành động ngăn chặn nào từ chính quyền xã Bắc Sơn. Tài nguyên đất bị các chủ lò đua nhau móc trộm cạn đến kiệt, hệ thống đập tràn dẫn nước tưới tiêu cũng bị móc vỡ toang thân để lấy đất màu…

Những việc làm sai trái của các chủ lò vẫn diễn ra ngang nhiên trước nỗi phẫn uất của người dân, nhưng chính quyền xã vẫn làm ngơ không có biện pháp cụ thể nào nhằm “giảm bớt” vi phạm. Ngược lại, UBND xã còn xác nhận cho nhiều chủ lò gạch đang hoạt động “hợp pháp” để được cung cấp điện phục vụ cho hàng trăm máy trộn đất, đùn gạch…

Từ khi ra quyết định hủy hợp đồng với 18 chủ lò vào tháng 1-2010, lợi nhuận khổng lồ từ việc đun đốt gạch đều chảy vào túi các chủ lò, họ không hề đóng góp một khoản kinh phí nào cho chính quyền xã, cũng như các hoạt động phúc lợi khác của người dân.

Ai vẽ đường cho sai phạm?

Trong hợp đồng với UBND xã về việc khai thác đất đun đốt gạch đều ghi rõ độ sâu cho phép, nhưng thực tế điều này chỉ mang tính chiếu lệ… Hành vi này của các chủ lò là cố tình trộm cắp tài nguyên đất, vậy mà cho đến thời điểm này dù đã hết hợp đồng, đã có những cái chết thảm,  chính quyền xã Bắc Sơn vẫn “ung dung tự tại” để hàng trăm lò gạch vẫn đua nhau nhả khói độc vào môi trường sống.

Sai phạm của các chủ lò đun đốt gạch là rất rõ ràng và nghiêm trọng diễn ra trong thời gian dài, nhưng lãnh đạo UBND xã Bắc Sơn chưa một lần có báo cáo về thực trạng này với chính quyền cấp trên. Và thật khó hiểu, khi được biết chính UBND xã Bắc Sơn lại đồng ý với đơn đề nghị của 18 chủ lò trình các cơ quan chức năng của thành phố phê duyệt dự án cho họ xây lò nung tuy-nen.

Không rõ các cơ quan thẩm định dự án này đã về kiểm tra thực địa khu lò gạch tại xã Bắc Sơn hay chưa, nhưng chắc rằng khi nhìn thấy “đại công trường” làm gạch này bất kể ai cũng sẽ phải “giật mình” bởi cảnh quan bị tàn phá nặng nề, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Trước thực trạng sai phạm mang tính hệ thống trong quy trình bảo vệ tài nguyên, hành vi trốn tránh việc khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do các chủ lò gạch gây ra vẫn chưa được khắc phục và làm rõ, liệu cơ quan chức năng nào có thể đồng ý phê duyệt dự án cho những kẻ đang hàng ngày, hàng giờ trộm cắp tài sản quốc gia, hủy hoại môi trường sống?

Anh Quân - Duy Khánh