Người điểu khiển ôtô uống rượu, bia sẽ bị xử phạt

(ANTĐ) - Qua nhiều lần chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu QH, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đã được QH biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 4 (ngày 13-11-2008). Hôm nay (1-7-2009), Luật Giao thông đường bộ 2008 chính thức có hiệu lực. Phóng viên Báo ANTĐ đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng - Phó Cục trưởng, Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) xung quanh vấn đề này.

Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực từ 1-7-2009:

Người điểu khiển ôtô uống rượu, bia sẽ bị xử phạt

(ANTĐ) - Qua nhiều lần chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu QH, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đã được QH biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 4 (ngày 13-11-2008). Hôm nay (1-7-2009), Luật Giao thông đường bộ 2008 chính thức có hiệu lực. Phóng viên Báo ANTĐ đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng - Phó Cục trưởng, Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) xung quanh vấn đề này.

Lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

- Đại tá có thể cho biết những điểm mới của Luật Giao thông đường bộ  có hiệu lực từ 1-7-2009?

- Luật Giao thông đường bộ mới được thông qua và có hiệu lực từ 1-7-2009, có 8 chương và 89 điều, so với Luật Giao thông đường bộ cũ có 9 chương và 77 điều. Như vậy, trong Luật Giao thông đường bộ mới bỏ đi 4 điều so với Luật Giao thông đường bộ cũ và 3 điều được giữ nguyên nội dung. Có 68 điều được sửa đổi bổ sung và có 18 điều mới. Như vậy, Luật Giao thông đường bộ mới năm 2008, có hiệu lực từ 1-7-2009 có rất nhiều nội dung mới được sửa đổi bổ sung.

- Mặc dù Luật mới có hiệu lực (1-7-2009) nhưng Nghị định mới chưa được ban hành, vậy việc xử phạt sẽ được áp dụng theo Nghị định nào?

- Luật mới thì có quy định thêm những hành vi mới nhưng trong Nghị định 146 cũ chưa quy định hành vi này xử lý như thế nào, thì những hành vi mà chưa được Chính phủ quy định xử phạt và mức xử phạt như thế nào thì CSGT sẽ kiểm tra tuyên truyền và nhắc nhở. Còn những hành vi ở luật mới nhưng đã được quy định trong chế tài xử phạt tại Nghị định 146 thì được lực lượng CSGT tiếp tục xử lý theo đúng quy định.

Luật cũ và Nghị định cũ đã quy định đầy đủ hành vi và các chế tài xử phạt thì CSGT ở các địa phương cũng như các lực lượng khác tham gia vào công tác đảm bảo an toàn giao thông xử lý vi phạm đều nắm vững. Khi xuất hiện hành vi mới thì phải đối chiếu, nếu chưa có chế tài thì chưa được xử phạt mà chỉ nhắc nhở, tuyên truyền để mọi người chấp hành. Khi Nghị định mới được ban hành có đầy đủ các chế tài đối với hành vi vi phạm mới mới được xử phạt.

- Việc xử lý người lái ôtô và môtô có nồng độ cồn trong máu còn gặp nhiều khó khăn. Vậy việc xử lý theo luật mới được tiến hành như thế nào?

Đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng
 Đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng

- Trước đây, Luật cũng đã quy định là người điều khiển ôtô hoặc môtô thì không được uống rượu bia trong nồng độ cho phép nhưng trong luật mới quy định với người điều khiển xe ôtô không được uống rượu bia (tức nồng độ 0%). Nếu quá 0% đã bị xử phạt. Còn đối với người điều khiển môtô thì nồng độ quy định sẽ được giảm đi.

Theo tôi đây là việc làm thường xuyên, từ khi có Luật Giao thông đường bộ năm 2001, lực lượng CSGT đã xử lý các vi phạm này. Kể từ 1-7-2009, khi Luật Giao thông đường bộ mới có hiệu lực, đặc biệt đối với người điều khiển ôtô chúng tôi sẽ tập trung, mở đợt kiểm soát, xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm nhằm tuyên truyền cho mọi người chấp hành tốt. Quy định của luật thực sự hiệu quả, đi vào cuộc sống, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và kiềm chế tai nạn giao thông.

- Các trang thiết bị được đầu tư như thế nào để đáp ứng theo luật mới, thưa Đại tá?

- Khi thực hiện các Dự án của Chính phủ, chúng tôi đã có những đề xuất kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho từng địa phương. Hiện nay, đối với mỗi Phòng CSGT tối thiểu có 5 chiếc máy đo nồng độ cồn. Có nhiều địa phương từ cấp huyện cũng đã có trang thiết bị này. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, có rất nhiều người lái xe ôtô uống rượu bia. Do vậy, phải đề xuất với Chính phủ, Bộ Công an trang bị thêm nhiều dụng cụ phục vụ cho công việc. Còn đối với người điều khiển xe môtô mình sử dụng các phương tiện gọn nhẹ hơn. Ví dụ như các giấy khi thở có hiển thị màu nếu có nồng độ cồn.

- Ngày đầu tiên áp dụng luật mới (1-7-2009), việc ra quân của lực lượng CSGT cùng với các lực lượng khác được chuẩn bị như thế nào?

- Ngay từ đầu năm 2009, Cục Cảnh sát giao thông đã tham mưu cho Bộ Công an có kế hoạch để thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông. Đặc biệt trong đó có nhấn mạnh đến việc triển khai Luật Giao thông có hiệu lực từ 1-7-2009. Ngày 2-4-2009, Tổng Cục cảnh sát có Điện số 46, chỉ đạo công an các đơn vị địa phương mở một đợt cao điểm để chuẩn bị cho ngày 1-7. Cũng ngay trong ngày 29-6, Tổng cục Cảnh sát tiếp tục có Điện số 77, chỉ đạo các đơn vị địa phương triển khai và thực hiện Luật Giao thông đường bộ một cách mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất và hiệu quả nhất.

Quang Trường (Thực hiện)