Mịt mù sương khói

(ANTĐ) - Ở nông thôn, hình ảnh từng làn khói bếp tỏa bay nghi ngút vào mỗi buổi chiều tà cho ta một cảm nhận đầm ấm, sum vầy. Hình ảnh đó đã được ghi lại thật đẹp trong những câu ca, vần thơ, nó đã khắc sâu vào tâm tưởng những người dân đi xa vùng quê yêu dấu.

Mịt mù sương khói

(ANTĐ) - Ở nông thôn, hình ảnh từng làn khói bếp tỏa bay nghi ngút vào mỗi buổi chiều tà cho ta một cảm nhận đầm ấm, sum vầy. Hình ảnh đó đã được ghi lại thật đẹp trong những câu ca, vần thơ, nó đã khắc sâu vào tâm tưởng những người dân đi xa vùng quê yêu dấu.

Ô nhiễm khói bếp
Ô nhiễm khói bếp

Nhà thơ Bằng Việt là một ví dụ, tuy đã đi đến nơi xứ người nhưng nhà thơ vẫn nhớ hình ảnh bếp lửa “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm, một bếp lửa ấp iu nồng đượm… Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu”.

Cũng là khói, nhưng giữa chốn phồn hoa đô thị, cuộc sống tấp nập người - xe, nó không còn là cái gì đó thân thương nữa mà đã trở thành luồng khí độc hại cho con người.

Ngay khi sống trong một khu dân cư đông đúc hay khi đi trên đường phố, bạn cũng có thể cảm thấy ngột ngạt bởi “thập cẩm” các loại khói: khói từ bếp than, từ xe máy, ôtô, từ các nhà máy...

Cũng là khói, nhưng khói từ rơm rạ, lá cây khô, từ than hoa sao mà đáng yêu gợi nhớ thế còn khói từ than tổ ong lại hãm hại con người, chưa kể đến khói từ các nhà máy xí nghiệp không được xử lý.

Nguồn khí thải từ các nhà máy, từ phương tiện giao thông, từ than... mang đến nhiều bệnh như: viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh ngoài da, hen, các bệnh về mắt... Và nếu tôi nhớ không nhầm, theo một kết quả thống kê, cứ 10 gia đình thì có 7 nhà có người bị mắc bệnh do ô nhiễm không khí.

Thủ đô Hà Nội văn minh, tao nhã là vậy mà sao vẫn cứ mịt mù sương khói?!

Thu Hà