Méo mặt vì con nghỉ hè

(ANTĐ) - Được nghỉ hè, cậu con trai 6 tuổi của chị Nguyễn Thanh Thúy, ở phường Quảng An, quận Tây Hồ rất vui sướng. Thay vì chia sẻ niềm vui cùng con, hai vợ chồng chị lại lo ngại, bởi cả hai đều phải đi làm, thằng bé không biết gửi cho ai…

Méo mặt vì con nghỉ hè

(ANTĐ) - Được nghỉ hè, cậu con trai 6 tuổi của chị Nguyễn Thanh Thúy, ở phường Quảng An, quận Tây Hồ rất vui sướng. Thay vì chia sẻ niềm vui cùng con, hai vợ chồng chị lại lo ngại, bởi cả hai đều phải đi làm, thằng bé không biết gửi cho ai…

Trẻ có thể nghiện ti vi nếu không có người lớn giám sát trong dịp hè. (Ảnh minh họa)
Trẻ có thể nghiện ti vi nếu không có người lớn giám sát trong dịp hè. (Ảnh minh họa)

Đảo lộn sinh hoạt

Nghỉ hè là thời gian tuyệt vời của trẻ. Nhưng với nhiều gia đình, nghỉ hè của con lại trở thành nỗi phiền toái cho cha mẹ. Nhiều người ghi danh cho con vào các lớp học hè không phải vì tăng cường kiến thức của con mà chỉ vì “bí” người chăm trẻ. Chung tâm trạng với chị Thuý, vợ chồng anh Vũ Chiến Thắng, ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa có hai con, một đứa 5 tuổi, một đứa 7 tuổi, kể lể: “Bình thường hai vợ chồng tôi phân công nhau đưa đón các cháu, nhưng thời điểm chúng được nghỉ hè thì mọi việc “rối như canh hẹ”.

 Gửi về quê cho ông bà trông giúp thì không an tâm, cho con đi học hè thì không có điều kiện. Thành thử hai vợ chồng tôi phải thay nhau nghỉ làm để trông con. Nhưng nghỉ mãi thì không có cơ quan nào cho phép, nên chúng tôi đành phải bàn bạc thống nhất phương án, một đứa đến cơ quan mẹ, một đứa đến cơ quan bố. Bọn trẻ nghỉ hè có hơn 1 tháng chúng tôi đã cuống lên rồi, chứ nghỉ 3 tháng thì không biết sẽ phải tính sao đây”. 

Nhiều gia đình may mắn có ông bà nội, ngoại ở gần cứ hè lại đem con đến nhờ trông nom giúp. Tuy nhiên với những cặp vợ chồng có gia đình nội, ngoại đều ở xa thì việc để con đi đâu, làm gì vào ngày hè đang trở thành vấn đề khó giải quyết. Chưa kể những gia đình có hoàn cảnh kinh tế eo hẹp thì việc tính làm sao cho trẻ có một mùa hè bổ ích là điều vô cùng khó khăn.

Do điều kiện kinh tế không được dư dả, việc lo cho hai con đến sinh hoạt,

Ngoài các trung tâm văn hoá tại các quận, huyện, các lớp học năng khiếu do các trường tổ chức, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo cho con tham gia vào những lớp học năng khiếu, nghệ thuật trong dịp hè tại trường Thể thao thiếu niên 10-10. Tại đây, khai giảng rất nhiều lớp học bổ ích nhằm hướng dẫn, phổ cập, nâng cao, phát triển năng khiếu thể dục thể thao cho thanh thiếu niên như: bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, cờ vua, thể dục nhịp điệu, võ thuật… Những khoá học này có thể giúp trẻ tăng cường thể lực và có một mùa hè bổ ích.

học tập các môn năng khiếu, nghệ thuật trong dịp hè là không thể, vợ chồng chị Nguyễn Phương Anh, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên đành “nhốt” con trong nhà để hai đứa tự trông nhau. Chị Phương Anh than phiền: “Hôm nào trước khi đi làm, vợ chồng tôi cũng phải chuẩn bị sẵn đồ ăn thức uống và dặn dò các con không được táy máy nghịch những thiết bị điện trong nhà. Chúng tôi phải nhờ bác hàng xóm thi thoảng ghé qua xem chúng chơi thế nào, nếu có gì không ổn thì thông báo kịp thời.

 Đi làm cách xa hơn chục cây số nhưng trưa nào tôi cũng hớt hải tranh thủ về nhà lo cho hai đứa bữa ăn, giấc ngủ. Có hôm, đang ở chỗ làm, bác hàng xóm gọi điện giọng hốt hoảng: “Cô về ngay đi, tôi gọi cửa mãi chẳng thấy hai đứa trả lời’’. Tức tốc về nhà, vừa mở cửa ra tôi đã nhìn thấy cảnh tượng hỗn loạn, đồ dùng trong nhà lanh tanh bành, hai đứa mồ hôi nhễ nhại, mỗi đứa một xó ngủ mê mệt. Bình nước thì đổ lênh láng, vòi nước trong nhà vệ sinh chẳng biết mở từ khi nào. Điện thoại thì chúng ngâm cả vào trong chậu nước”.

Không nên để trẻ tự do

Chị Trần Hải Yến, ở phường Láng Hạ, quận Đống Đa lo lắng: “Theo đúng lịch, con gái tôi sẽ được nghỉ hè hơn 2 tháng. Mặc dù cháu đã bắt đầu kì nghỉ, nhưng cho đến giờ vợ chồng tôi vẫn chưa tìm được phương án nào khả thi cho cháu. Nếu cứ để cháu ngồi ở nhà “ôm” khư khư chiếc máy tính, không sớm thì muộn cháu cũng “nghiện”, chưa kể những tác hại khác…”. Nhiều ông bố, bà mẹ khác cũng lúng túng khi con nghỉ hè.

Lo lắng nhất là bố mẹ của các học sinh tiểu học, lứa tuổi mà tính tự giác chưa cao, vẫn cần người lớn theo sát. Phần lớn, họ không muốn để con ở nhà khi không có người lớn, vì trẻ dễ chìm đắm vào những trò chơi gây hại, hoặc trở nên kém hoạt bát vì ít hoạt động, giao lưu, thậm chí có thể gặp tai nạn. Do đó, bố mẹ thường nghĩ ra các chương trình nghỉ hè cho con, vừa để trẻ phát triển hài hòa vừa... đỡ mệt cho mình.

Mặc dù vậy, không ít bậc phụ huynh cũng than trời: “trẻ nghỉ hè bố mẹ mệt gấp đôi”. Lý giải cho thực tế trên, các bậc phụ huynh cho rằng, ngoài những khoản chi phí đóng cho các khoá học hè, họ còn phải dành thời gian “chạy sô” đưa, đón trẻ. Đã vậy, các khoá học này thường có lịch trong giờ hành chính, nên việc bố trí lịch đưa, đón trẻ đối với nhiều gia đình cũng là cả vấn đề.

 Dù chọn giải pháp nào thì bố mẹ cũng phải vất vả hơn rất nhiều so với khi trẻ chưa nghỉ hè. Do vậy, rất nhiều phụ huynh đã đăng kí bán trú cho con luôn ngay sau ngày nghỉ hè. Theo như nhiều gia đình, đăng kí học thêm hè ở trường rẻ hơn ở các trung tâm, các cô cũng đã quen với học sinh nên cũng thuận lợi hơn nhiều.

Cô giáo Nguyễn Thu Phương, đang dạy ở một trường mầm non thuộc quận Hoàn Kiếm thừa nhận: “Thu xếp hợp lý thời gian nghỉ hè để trẻ phát triển hài hòa mà bố mẹ vẫn công tác tốt là rất khó khăn. Tuy nhiên, phụ huynh không có cách nào khác là vẫn phải cố dành thời gian nhiều hơn cho con trong dịp này. Không nên để cho trẻ “tự tung tự tác” trong thời gian nghỉ hè, nếu không sẽ rất khó uốn nắn các em vào kỷ luật khi quay trở lại với môi trường lớp học“.

Ngọc Bảo

Bác sĩ Hoàng Cẩm Tú-Giám đốc Trung tâm Tư vấn giáo dục sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên đưa ra lời khuyên:

Ngay trong thời gian trẻ đang học chính khóa, các bậc phụ huynh dù bận rộn đến mấy cũng không nên để trẻ quá phụ thuộc vào sự chăm sóc của bố mẹ. Hãy hướng dẫn cho trẻ biết cách chăm sóc bản thân và đề ra những công việc và kỷ luật trong gia đình mà chúng phải tuân thủ. Nếu trẻ còn bé, bố mẹ buộc phải dành thời gian chăm sóc trong dịp hè. Đối với những trẻ ở tuổi từ 12-17, bố mẹ cần đưa trẻ vào quy củ.

Có như vậy ý thức tự lập, biết tự chịu trách nhiệm về bản thân mới giúp trẻ có một mùa hè bổ ích mà không cần quá nhiều sự có mặt của bố mẹ. Không nên để trẻ tự chơi suốt kỳ nghỉ nếu không có người lớn ở nhà. Thiếu chỗ chơi công cộng, trẻ phải tha thẩn trong nhà sẽ trở nên kém năng động, dễ nghiện ti vi, trò chơi điện tử - những thứ giải trí không có sự tương tác, có hại cho sự phát triển trí tuệ nếu không hạn chế. Mặt khác, thiếu người quản lý, trẻ có thể xem các chương trình độc hại trên internet. Các bậc phụ huynh nên xem thời gian nghỉ hè là một cơ hội cho con tham gia các sinh hoạt giải trí như học vẽ, học múa hát, tập bơi, tập võ, thể dục...

Tuy nhiên, cũng nên tìm hiểu xem trẻ có niềm đam mê, hứng thú và thực sự có năng khiếu môn học gì để đăng ký đúng khả năng, tránh áp đặt, gây ức chế cho trẻ. Nếu có người lớn ở nhà, nên định hướng và chơi cùng trẻ những trò mang tính giáo dục hoặc có tính vận động cao. Việc học văn hóa cũng cần thiết, nhưng tốt nhất là chỉ ôn lại những kiến thức cũ ngay tại nhà cùng với bố mẹ, mỗi tuần vài lần, kéo dài không quá 1 tiếng. Với trẻ lớn, bố mẹ cần có những giao ước, nhắc nhở và giám sát trẻ nhưng cũng không nên quá khắt khe.