Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu

ANTD.VN - Lễ tang 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay trực thăng EC130 ở Vũng Tàu được cử hành từ 7h sáng 21-10 tại TP.HCM.

11h ngày 21-10-2016: Kết thúc lễ truy điệu, 3 liệt sĩ được đưa đi hỏa táng tại Đài hóa thân Bình Hưng Hòa.

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 1

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 2

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 3

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 4

10:53 ngày 21-10-2016

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 5

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 6

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 7

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 8

Những người mẹ, người chị đã cạn khô dòng nước mắt!

10:46 ngày 21-10-2016

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 9

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 10

Sau lễ viếng và lễ truy điệu, đoàn xe đưa các liệt sĩ đến Đài hoá thân hoàn vũ Bình Hưng Hoà, sau đó tro cốt của các liệt sĩ được đưa về quê nhà gồm: TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Thanh Hóa và Hà Nam.

10:30 ngày 21-10-2016

10:26 ngày 21-10-2016

Trong không khí trang nghiêm, trầm lắng, lễ truy điệu 3 phi công hy sinh bắt đầu lúc 10h.

9:51 ngày 21-10-2016

Theo Ban tổ chức lễ tang, đúng 10 giờ sẽ diễn ra lễ truy điệu 3 phi công - liệt sỹ. Sau đó, lễ hỏa táng diễn ra tại Đài hóa thân Bình Hưng Hòa (TP.HCM). Hài cốt của 3 phi công - liệt sỹ sẽ được đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ ở 3 địa phương: TP Nha Trang (Khánh Hòa), tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hà Nam.

9:45 ngày 21-10-2016

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 17

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 18

3 mẹ con chị Nguyễn Thị Vân - vợ liệt sĩ phi công Lê Văn Nghĩa (trong vụ rơi SU22 cách đây 1 năm) vào viếng và chia buồn cùng gia đình

Chị Nguyễn Thị Vân - vợ liệt sĩ phi công Lê Văn Nghĩa (trong vụ rơi SU22 cách đây 1 năm) từ quận 7 đến viếng và chia buồn cùng gia đình 3 phi công. Sáng nay chị Vân xin cho hai con nghỉ học để đến viếng các liệt sĩ sớm.

Tôi không biết các anh, chưa gặp các anh lần nào nhưng đó là đồng nghiêp của anh Nghĩa. Tôi cảm nhận được nỗi đau của gia đình ba anh, đó là nỗi đau mà một năm trước tôi đã trải qua. Đến bây giờ nổi đau đó vẫn chưa thể nào nguôi ngoai được.

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 19

Mẹ và em gái phi công Dương Lê Minh khóc ngất trong lễ tang

"Tôi may mắn hơn vợ Minh, vì lúc đó con tôi đã lớn. Gia đình anh Minh quá thiệt thòi, nỗi đau này chỉ một lần là đủ vậy mà họ đã trải qua hai lần. Khi tôi nghe tin máy bay các anh rơi, cảm giác như suy sụp. Chúng tôi là những người cùng cảnh ngộ, các anh giống như gia đình tôi.

08:56 ngày 21-10-2016

Người yêu của phi công Nguyễn Văn Tùng khóc ngất trong lễ tang

Đồng đội và bạn bè của các anh tiếp tục đến viếng, tiễn đưa các anh lần cuối

8:27 ngày 21-10-2016

Ngồi ở hàng ghế đầu, ba người phụ nữ gồm mẹ Dương Lê Minh, vợ và em gái khóc hoài không ngớt.

Bạn Huỳnh Ngọc, bạn của Dương Lê Vân (em gái anh Minh) đến viếng cứ ngậm ngùi liên tục. "Nỗi đau này cả người ngoài còn không thấu nỗi, nói gì phận phụ nữ yếu đuối đã phải hai lần trải qua nỗi đau mất người thân do tai nạn bay".

Ngày xưa, khi ba Vân mất trong khi làm nhiệm vụ gia đình đã rất suy sụp. Vân mạnh mẽ hơn vì lúc đó cùng anh Minh bao bọc mẹ. Giờ gia đình toàn phụ nữ, Vân đi du học Úc, nhận tin nó bay về vừa kịp hôm qua.

Bạn bè chỉ có thể đến ôm nó lúc này chứ không thể làm được gì hơn.

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 23

Nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh "Kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh"

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 24

Những người vợ lĩnh như quỵ ngã khi khóc thương chồng

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 25

Và những đồng nghiệp thẫn thờ không muốn tin vào mất mát quá lớn này

07:58 ngày 21-10-2016

Đại uý Nguyễn Thanh Bình thuộc Sư đoàn Không quân 370 đến viếng chia sẻ: “3 phi công trẻ tử nạn là một mất mát rất lớn đối với chúng tôi. Anh em chúng tôi ai cũng đau buồn vì sự mất mát này. Vì các em là những học viên giỏi vừa tốt nghiệp loại xuất sắc và được phong ngay quân hàm Trung uý. Chúng tôi cố nén đau thương, nỗi niềm thì nhiều nhưng không thể nói ra...” 

Sư đoàn Không quân 370 vào viếng

07:47 ngày 21-10-2016

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gửi vòng hoa viếng 3 phi công. Bộ Quốc phòng, Đoàn đại biểu Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải Quân, Quân khu 7, Quân đoàn 4, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn Quân khu 7..., Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân các địa phương... đã đến viếng và gửi vòng hoa chia buồn với gia đình 3 phi công đã hy sinh.

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 28

Vòng hoa viếng của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 29

Vòng hoa viếng của Bộ Quốc phòng

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 30

Đồng chí, đồng đội trước linh cữu 3 phi công

Lễ truy điệu 3 phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay ở Vũng Tàu ảnh 31

Gia quyến 3 phi công

07:18 ngày 21-10-2016

Lúc này, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng ở TP.HCM, đông đảo đồng chí, đồng đội, người thân, bạn bè đang vào viếng và tiễn biệt 3 phi công. Gương mặt ai cũng đượm buồn tiếc thương trước sự ra đi của 3 phi công.

07:12 ngày 21-10-2016

Phi công Dương Lê Minh là người thứ 2 trong gia đình hy sinh vì tai nạn máy bay. Trước đó, cha của anh là thượng tá Dương Văn Thanh - Phó Trung đoàn Không quân 910 - cũng đã hy sinh khi huấn luyện bay cho học viên vào năm 2005.

Khi người cha hy sinh, đại úy Dương Lê Minh đang là học viên của Trường sỹ quan Không quân. Lúc đó mẹ anh đã khuyên anh nên bỏ nghề binh nghiệp, nhưng nghĩ về người cha, nghĩ về tuổi thơ đã gắn bó với những chuyến bay từ nhỏ, anh Minh đã quyết tâm nén đau thương để tốt nghiệp loại xuất sắc và cũng được giữ lại trường làm giáo viên huấn luyện bay như cha mình.

Trước chuyến bay định mệnh gặp nạn tại khu vực núi Dinh, sỹ quan Dương Lê Minh được đánh giá là một trong những giáo viên, phi công có tay nghề cao, có gia đình truyền thống, bản lĩnh chính trị vững vàng.

07:02 ngày 21-10-2016

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 18 tổ chức lễ tang cho 3 phi công tử nạn theo nghi thức quân đội. Ngay từ sáng sớm, rất đông đồng chí, đồng đội, cán bộ, chiến sĩ và người dân đã có mặt ở Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng chia buồn với gia đình 3 phi công.

06:49 ngày 21-10-2016

Phi công trẻ nhất trong 3 người - Nguyễn Văn Tùng tử nạn khi mới bước sang tuổi 25. Sự ra đi của anh khiến người thân, bạn bè khóc cạn nước mắt...

Mấy ngày nay, căn nhà số 08 phường Trường Thi, TP Thanh Hoá luôn chật kín người thân, bạn bè, hàng xóm đến chia buồn cùng gia đình Trung úy Nguyễn Văn Tùng.

Phi công Nguyễn Văn Tùng

Không khí đau buồn bao trùm không chỉ căn nhà của anh mà cả khu phố nơi anh ở, ai nấy đều tiếc thương chàng phi công trẻ tuổi đã hy sinh khi ước mơ chinh phục bầu trời còn dang dở.

Nhắc về đứa cháu tội nghiệp của mình, bà Trịnh Thị Huyền (bác gái của Trung uý Tùng) không ngăn được những giọt nước mắt. Bà cho biết Tùng là đứa ngoan và học giỏi. Khi Tùng thi đậu vào Học viện Phòng không không quân tại Nha Trang, gia đình đã vô cùng tự hào.

Bà Huyền cũng cho biết, Trung úy Tùng là con trai út trong nhà, trước Tùng còn có chị gái. Dù là con trai nhưng Tùng luôn sống rất tình cảm và quan tâm đến mọi người trong gia đình. Bởi thế sự ra đi của anh khiến nỗi đau của bố mẹ và người thân quá lớn.

06:42 ngày 21-10-2016

Theo Bộ Quốc phòng, lễ truy điệu 3 phi công được tổ chức từ 7h ngày 21-10 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 4, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Như tin đã đưa, lúc 7h40 ngày 18-10, trực thăng EC 130 cất cánh từ sân bay Vũng Tàu để thực hiện bay huấn luyện. Đến 8h3 phút cùng ngày, trực thăng này mất liên lạc, vị trí mất liên lạc thể hiện trên tiêu đồ ở khu vực núi Dinh (thuộc địa bàn huyện Tân Thành và TP Bà Rịa).

3 phi công tử nạn (từ trái sang): Dương Lê Minh, Đặng Đình Duy, Nguyễn Văn Tùng

Tại thời điểm trực thăng mất tích, trên trực thăng có ba sĩ quan gồm: Đại úy Dương Lê Minh (giáo viên, quê Ninh Bình) cùng hai trung úy học viên là Đặng Đình Duy (quê Hà Nam) và Nguyễn Văn Tùng (quê Thanh Hóa).

Sau hơn một ngày quần thảo núi Dinh, khoảng 11h30 ngày 19-10, các lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc máy bay rơi tại núi Bao Quan (thuộc núi Dinh, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu). Chiếc trực thăng vỡ nát, nhưng thi thể 3 sĩ quan còn nguyên vẹn. Hơn 3 giờ sau, thi thể các phi công được chuyển xuống núi rồi đưa về Bệnh viện 175 (TP.HCM).

Ngày 19-10, Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 18 được sự ủy quyền của Bộ trưởng Quốc phòng, đã ký quyết định truy thăng quân hàm từ Đại úy lên Thiếu tá cho phi công Dương Lê Minh, từ Trung úy lên Thượng úy cho hai phi công Đặng Đình Duy và Nguyễn Văn Tùng.

Hiện Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng đang khẩn trương xác định nguyên nhân và làm công tác chính sách cho các đồng chí đã hy sinh.