Làng nghề Trạch Xá di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt

ANTĐ - Một đôi linh vật nghê thuần Việt vừa được doanh nghiệp may Cao Minh cung tiến làng nghề Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) để thay thế cho đôi sư tử đá ngoại lai vốn án ngữ trước di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá nhiều năm qua.

Được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện văn hóa nổi bật năm 2014, việc di dời sư tử đá ngoại lai ra khỏi di tích tín ngưỡng và nơi thờ tự đã nhận được nhiều sự đồng tình của dư luận nhân dân trong thời gian qua.

Làng nghề Trạch Xá di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt ảnh 1Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá

Từ mong muốn phát triển dự án Bảo tồn nghề may đo thủ công tại làng nghề Trạch Xá, đồng thời hưởng ứng công văn 2662 của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch về việc khuyến cáo loại bỏ biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, doanh nghiệp May Cao Minh đã triển khai việc làm đầy ý nghĩa này và được người dân làng Trạch Xá nhiệt liệt ủng hộ. Đây là đôi nghê thuần Việt được chế tác theo nguyên mẫu từ tượng nghê gỗ lớn nhất Việt Nam ở đền vua Lê (Thanh Hóa, thế kỷ 17).

Làng nghề Trạch Xá di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt ảnh 2Cụ Lê Quý Đôn thắp hương sau khi đón nhận đôi linh vật nghê Việt 

Bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch cũng đánh giá cao việc chủ động triển khai công văn 2662 của các cộng đồng trong dân cư ở các tỉnh, thành phố. Thứ trưởng khẳng định: “Bà con, cộng đồng dân cư và một số doanh nghiệp và tổ chức xã hội đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa công tác bảo tồn văn hóa, đặc biệt là tại các di sản văn hóa đã xếp hạng”.

Cụ Lê Quý Đôn (năm nay 88 tuổi) - Trưởng ban tổ chức phục dựng nhà thờ Tổ nghề may làng Trạch Xá cho biết: “Khi tiếp nhận đôi sư tử đá năm 2008, chúng tôi nghĩ đơn giản mang về để trang trí cho cửa đình được khang trang, đẹp đẽ. Khi nhận được công văn của xã cuối năm ngoái cho biết sư tử này có gốc gác mẫu mã Trung Quốc, yêu cầu di dời, chúng tôi rất lo lắng. Tuổi già, sức yếu, cũng không biết khiêng đôi sư tử này đi đâu. Được doanh nghiệp hỗ trợ di dời và cung tiến đôi nghê mới, khiến dân làng rất phấn khởi, vì đã trút được gánh nặng”.

Làng nghề Trạch Xá di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt ảnh 3

Đôi linh vật oai phong

Làng nghề Trạch Xá di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt ảnh 4

Cận cảnh nghê Việt ở làng Trạch Xá. Đây là mẫu nghê Việt đầu tiên được cấp phép cung tiến vào di tích đã xếp hạng

Làng nghề Trạch Xá di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt ảnh 5

Á hậu Huyền My cũng có mặt tại sự kiện này

Làng nghề Trạch Xá di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt ảnh 6

Làng nghề Trạch Xá di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt ảnh 7Ông Tạ Đức, Giám đốc điều hành Cao Minh miền Bắc cho biết:"Việc gìn giữ và bảo tồn làng nghề may đo thủ công Trạch Xá 1000 năm tuổi là việc nhất định phải làm, chúng tôi sẵn sàng đứng ra tài trợ kinh phí cho cả “Dự án bảo tồn và phát triển nghề may đo thủ công trên phạm vi cả nước” và sau này tiến tới thành lập Hiệp hội May đo thủ công Việt Nam. Hướng đi cho việc phát triển của làng nghề là phải kết hợp sự “tinh túy” của văn hóa lâu đời với “kỹ thuật” của văn hóa hiện đại tạo ra một sản phẩm văn hóa đặc trưng của dân tộc".