Gần 1.000 tỷ đồng cứu sông hồ Hà Nội

(ANTĐ) - Thành phố Hà Nội dự kiến chi gần 1.000 tỷ đồng trong 18 tháng tới để giảm thiểu ô nhiễm nước mặt ở các con sông, ao hồ của Thủ đô. Nhiều con sông ô nhiễm nổi tiếng như Tô Lịch, Nhuệ... sẽ được hồi sinh nhờ nguồn kinh phí này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất của UBND TP. Các dự án này có thành hiện thực hay không còn phải chờ HĐND TP xem xét, phê duyệt tại kỳ họp thứ 17.

Gần 1.000 tỷ đồng cứu sông hồ Hà Nội

(ANTĐ) - Thành phố Hà Nội dự kiến chi gần 1.000 tỷ đồng trong 18 tháng tới để giảm thiểu ô nhiễm nước mặt ở các con sông, ao hồ của Thủ đô. Nhiều con sông ô nhiễm nổi tiếng như Tô Lịch, Nhuệ... sẽ được hồi sinh nhờ nguồn kinh phí này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất của UBND TP. Các dự án này có thành hiện thực hay không còn phải chờ HĐND TP xem xét, phê duyệt tại kỳ họp thứ 17.

Mới xử lý được... 7% nước thải

Rà soát mới nhất từ các cơ quan quản lý môi trường Hà Nội cho biết, tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực nội thành, nội thị khoảng 700.000m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt phần lớn chỉ được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi xả vào các tuyến cống chung hoặc kênh, mương, ao, hồ.

Hà Nội đề xuất chi 600 tỷ đồng thí điểm cải tạo môi trường sông Tô Lịch.

Hà Nội đề xuất chi 600 tỷ đồng thí điểm cải tạo môi trường sông Tô Lịch.

Hiện tại trên địa bàn thành phố mới có 4 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung công suất thiết kế đạt 50.000m3/ngày đêm là Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long-Vân Trì  và Khu đô thị mới Mỹ Đình. 5 trạm này mới xử lý được 7% tổng lượng nước thải sinh hoạt khổng lồ nói trên. Số còn lại xả thẳng vào các ao, sông hồ của thành phố.

Tương tự, Hà Nội hiện có 26 khu công nghiệp, có khoảng 40 cụm và trên 50 điểm công nghiệp làng nghề với tổng khối lượng nước thải công nghiệp hiện nay khoảng từ 100.000-120.000m3/ngày đêm. Thế nhưng, chỉ có 3 khu công nghiệp tập trung mới (khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Phú Nghĩa và Quang Minh I), 2 cụm công nghiệp (Ngọc Hồi và Phùng Xá) có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung.

Ở khu vực nông thôn, thành phố hiện có 1.310 làng có nghề trong đó 310 làng đã được công nhận theo tiêu chí làng nghề, lượng nước thải làng nghề đều không qua xử lý. Bên cạnh đó còn lượng nước thải không nhỏ từ sản xuất nông nghiệp (hoạt động chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại...) cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

Do tỷ lệ nước thải được xử lý quá thấp, tất cả các nguồn xả thải trên đang từng ngày gây ô nhiễm nghiêm trọng cho sông, hồ Hà Nội.

Ông Phạm Văn Khánh - Phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội cho rằng, các nguồn phát thải đang làm cho “chất lượng môi trường nước ở thành phố Hà Nội biến đổi nhanh theo chiều hướng tiêu cực”. Ông Phạm Văn Khánh nói: “Chất lượng nước các dòng sông đang từng bước bị ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm ít là sông Hồng, sông Đuống, ô nhiễm nặng nhất là 4 con sông thoát nước trong khu vực nội thành (Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ). Các con sông lớn khác của thành phố như Nhuệ, Đáy, Bùi, Tích, Cà Lồ, Cầu, Cầu Bây... đều bị ô nhiễm, nặng nhất là sông Nhuệ. Nước sông bị ô nhiễm tới mức, không đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều đoạn sông Nhuệ nước bốc mùi hôi thối ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của dân cư hai bên bờ sông.

Trong tổng số 156 hồ trên địa bàn Hà Nội, kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước mặt 18 hồ trong khu vực nội thành cho thấy các hồ này đều bị ô nhiễm. Trong hồ có rất nhiều tảo xanh (đặc biệt là hồ Ba Mẫu) và đều có hiện tượng bị phú dưỡng. Các hồ gần khu vực dân cư  như hồ Đống Đa, Giảng Võ, Thành Công, Thanh Nhàn có lượng coliform rất lớn vượt tiêu chuẩn cho phép  từ 100 đến trên 200 lần, vào mùa  khô  vượt tới hơn 700 lần!

Chờ kinh phí

Muốn xử lý tận gốc ô nhiễm nước mặt cho Hà Nội, theo Giám đốc Sở TN-MT

Trong số 48 bệnh viện và trung tâm y tế do thành phố quản lý, mới chỉ có 8 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải, còn lại là lượng nước thải bệnh viện không được xử lý, thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung.

Hà Nội Vũ Văn Hậu, giải pháp căn cơ nhất vẫn là tách nước thải và xử lý nước thải trước khi đổ vào các sông, hồ. Tuy nhiên, đây là việc làm khó và đòi nguồn kinh phí rất lớn.

Ông Vũ Văn Hậu nói: “Trước mắt, UBND lựa chọn sông Tô Lịch và sông Nhuệ để xử lý cải thiện chất lượng nước sông. Đối với các hồ, sẽ áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp để xử lý ô nhiễm 33 hồ nội thành. Cố gắng đến hết năm 2010, xử lý được từ 10-15% nước thải sinh hoạt toàn thành phố và xử lý một bước ô nhiễm nước toàn bộ các hồ đã được nạo vét và kè bờ tại các quận.”

Theo UBND TP, để giảm thiểu ô nhiễm cho sông, hồ Hà Nội, chỉ trong giai đoạn 2009-2010, số kinh phí cần sử dụng đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Tại đề án xử lý những bức xúc môi trường Hà Nội tới năm 2010, thành phố đã đề xuất 8 dự án do ngân sách thành phố đầu tư trực tiếp với tổng kinh phí dự kiến lên tới 1.019 tỷ đồng.

 Trong đó, các dự án lớn đều dành cho “điểm nóng” ô nhiễm nước mặt. Chẳng hạn, riêng dự án thí điểm xử lý nước thải cho một đoạn sông Tô Lịch (dài khoảng 1km, thành phố đề xuất kinh phí lên tới gần 600 tỷ đồng).

Cùng với chi phí lớn cho xử lý nước thải, thành phố cũng cam kết siết chặt lại các nguồn thải công nghiệp, bệnh viện thông qua kiểm tra, xử phạt. “Quy định rõ thời gian các đơn vị phải hoàn thành xử lý nước thải, trường hợp không thực hiện sẽ xử phạt nặng” - ông Vũ Văn Hậu cho biết.

Chính Trung