Dồn cục bộ thí sinh về Hà Nội

(ANTĐ) - Ngày 8-7, các thí sinh dự thi đợt II (khối B, C, D và các khối khác) đến làm thủ tục dự thi. Đợt II sẽ được tổ chức trong hai ngày 9 và 10-7 với 98 học viện, trường đại học tổ chức thi. Trước đó, trong hai ngày 5 và 6-7, theo nhận xét của các đội sinh viên tình nguyện tại các bến xe Hà Nội, đợt thi thứ II, thí sinh tập trung dồn dập hơn và không tránh khỏi tình trạng ùn tắc...

Đợt II kỳ thi tuyển sinh ĐH 2009:

Dồn cục bộ thí sinh về Hà Nội

(ANTĐ) - Ngày 8-7, các thí sinh dự thi đợt II (khối B, C, D và các khối khác) đến làm thủ tục dự thi. Đợt II sẽ được tổ chức trong hai ngày 9 và 10-7 với 98 học viện, trường đại học tổ chức thi. Trước đó, trong hai ngày 5 và 6-7, theo nhận xét của các đội sinh viên tình nguyện tại các bến xe Hà Nội, đợt thi thứ II, thí sinh tập trung dồn dập hơn và không tránh khỏi tình trạng ùn tắc...

Thí sinh được tư vấn tại các bến xe để tránh tình trạng bị lợi dụng chèn giá
Thí sinh được tư vấn tại các bến xe để tránh tình trạng bị lợi dụng chèn giá

Thí sinh cần tránh việc bị chèn giá tại các bến xe

Theo Hoàng Trung Kiên, sinh viên năm thứ II, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Viện ĐH Mở Hà Nội, các đội sinh viên tình nguyện tại Bến xe Gia Lâm làm việc khá vất vả trong hai ngày 5 và 6-7 do lượng thí sinh và người nhà  tập trung về Hà Nội rất đông. Hoàng Trung Kiên cho biết, trước đó, các sinh viên làm nhiệm vụ ở đây đã đi khảo sát đường đi đến các điểm thi cũng như giá cả cho thuê nhà trọ khu vực Gia Lâm, Long Biên hay xung quanh các điểm thi của Viện ĐH Mở để có thể đưa ra tư vấn thiết thực cho thí sinh và người nhà, tránh tình trạng bị chèn giá khi thuê nhà trọ.

Tuy nhiên, Kiên cũng cho biết, do số lượng người tập trung ở bến xe quá đông nên khó tránh khỏi tình trạng đòi giá cao của cánh “xe ôm”. “Có trường hợp 2 bố con thí sinh từ Bến xe Gia Lâm đến điểm thi trường TH Kim Sơn cách đấy khoảng 6km bị “xe ôm” đòi 80.000 đồng chở cả 2 người”. Được biết, tại bến xe này, Quận đoàn Long Biên và Chi đoàn ĐHQG Hà Nội đã bố trí hai đội xe miễn phí để phục vụ thí sinh và người nhà đến các điểm thi.

Tại Bến xe Mỹ Đình, Hoàng Phúc Hưng, sinh viên năm thứ 4, ĐH Giao thông Vận tải cho biết, lượng thí sinh đông, trong đó có cả chiều đi và về nên sinh viên, thanh niên tình nguyện ở đây phải tư vấn cả 2 chiều. Hiện tượng “xe ôm” tăng giá cũng xảy ra khi ngày thường cùng quãng đường chỉ 10.000-15.000 đồng thì thời điểm này đã lên 40.000-50.000 đồng.

Những vấn đề lưu ý thí sinh trước kỳ thi

Trước ngày chính thức bước vào phòng thi, ông Ngô Kim Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, thí sinh cần chuẩn bị 3 yếu tố quyết định: Đó là phải có sức khỏe tốt; kiến thức vững vàng (chịu khó ôn tập, không học tủ, học lệch, không cần vào các lò luyện, học toàn bộ chương trình, đặc biệt là chương trình lớp 12); tâm lý vững vàng, không mất bình tĩnh khi làm bài. Trong các ngày diễn ra kỳ thi, thí sinh cần đi sớm để đề phòng tắc đường, không mang các tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi, đặc biệt là điện thoại di động.

Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, máy tính điện tử không có thẻ nhớ, không soạn thảo được văn bản. Không mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xóa, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy... Nếu TS nào mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi sẽ bị đình chỉ thi, và khi đã bị đình chỉ sẽ không được thi tiếp môn sau. Bài thi chỉ được viết bằng một thứ mực, tuyệt đối không viết mực đỏ, bút chì (trừ trường hợp phải vẽ hình tròn bằng compa).

Trong quá trình làm bài, theo ông Ngô Kim Khôi, thí sinh nên chọn câu dễ làm trước, câu khó làm sau và nhớ dành thời gian nhất định để kiểm tra lại phần đã làm. Điều thí sinh cần nhớ là không nên mất quá nhiều thời gian cho những câu khó vì thực tế nhiều em loay hoay tìm cách giải bài khó, đến khi quay sang những câu khác thì đã gần hết giờ. Về đề thi, với phần riêng, thí sinh chỉ được chọn 1 phần thích hợp để làm, nếu làm cả 2 phần riêng thì bài thi sẽ không được chấm điểm phần riêng. Ngày 9-7, thí sinh phải có mặt tại phòng thi trước 6h30 để dự buổi thi đầu tiên.

Vinh Hương

Giám thị không tự ý giải thích đề thi

(ANTĐ) - Ngày 7-7, trong công văn khẩn mà Bộ GD-ĐT gửi cho các Chủ tịch Hội đồng coi thi đợt II, Bộ lưu ý đây là đợt thi có nhiều khối thi, nhiều môn thi, trong đó có nhiều môn thi tự luận.

Vì vậy, Bộ GD-ĐT yêu cầu các Hội đồng thi tổ chức ngay việc sơ kết và rút kinh nghiệm nghiêm túc về những mặt được và chưa được trong công tác chuẩn bị tổ chức thi đợt I, triển khai các biện pháp khắc phục những hạn chế, bất cập, sai sót đã gặp phải ở đợt I, không bố trí những cán bộ vi phạm quy chế bị xử lý kỷ luật trong đợt I tham gia công tác tuyển sinh ĐH đợt II.

Rút kinh nghiệm từ sự cố về đề thi môn Vật lý khối A, Bộ yêu cầu trong quá trình in sao đề thi các đơn vị phải cử người đọc, đối chiếu với đề thi gốc trên đĩa CD và đề thi gốc in từ đĩa CD. Cán bộ coi thi chỉ ký vào giấy thi và giấy nháp của thí sinh (đối với các môn thi tự luận) sau khi thí sinh đã ghi đầy đủ họ tên, số báo danh và các mục cần thiết khác trên tờ giấy thi và giấy nháp.

Bóc đề thi môn tự luận và trắc nghiệm theo đúng quy định. Cũng rút kinh nghiệm từ việc cán bộ coi thi của trường ĐH Công nghiệp TP.HCM giải thích sai đề thi môn Toán cho thí sinh trong đợt thi đầu, Bộ đặc biệt yêu cầu các giám thị không tự ý giải thích bất cứ nội dung gì của đề thi.

Duy Anh