Đoạn đường xanh 

(ANTĐ) - Đáng sợ là hiện nay có một bộ phận dân cư thiếu ý thức: chó thả rông, phóng uế bừa bãi, rác tung hê mọi nơi, đổ bừa cạnh nhà văn hóa, đẩy ồ ạt xuống sông gây tắc nghẽn, đường ô uế, đất đai xây lấn lung tung không hề nghĩ đến quy hoạch... nhưng đáng sợ hơn là có rất nhiều người dân im lặng hoặc làm theo một bộ phận thiếu ý thức đó.

Đoạn đường xanh 

(ANTĐ) - Đáng sợ là hiện nay có một bộ phận dân cư thiếu ý thức: chó thả rông, phóng uế bừa bãi, rác tung hê mọi nơi, đổ bừa cạnh nhà văn hóa, đẩy ồ ạt xuống sông gây tắc nghẽn, đường ô uế, đất đai xây lấn lung tung không hề nghĩ đến quy hoạch... nhưng đáng sợ hơn là có rất nhiều người dân im lặng hoặc làm theo một bộ phận thiếu ý thức đó.

Nghìn năm Thăng Long sẽ có nhiều con đường lớn nhiều công trình đồ sộ nhưng quan trọng hơn Hà Nội phải được nâng cao về văn hóa, phải loại bỏ ngay những việc tưởng như là nhỏ như tiện tay ngắt lá ngắt hoa, hút thuốc, khạc nhổ, nói năng thô tục… Chứ nếu không thì qua năm 2010 sang năm 2011 Hà Nội lại trở về với năm 2009!

>>> Đoạn đường xanh (Kỳ 1)

Quay lại câu chuyện cháu gái kia, mỗi sáng đưa ông ngoại đi tập thể dục. Một lần cháu hỏi: Khoa học hiện đại không chữa cho ông sáng mắt được hở ông? Khuôn mặt người ông giãn ra: Có chứ, nó chỉ đứt một sợi dây thần kinh thôi mà.

Sáng sáng tôi cứ lẽo đẽo theo sau hai ông cháu nghe chuyện và cũng cảm thấy mình như có lỗi với hai ông cháu, mình chưa làm được gì với Hà Nội, đóng góp gì đây để cháu gái không phải giấu giếm sự thật, không phải để khuôn mặt hồn nhiên tươi roi rói kia phải trầm tư và khi khoa học đã làm cho người ông sáng mắt. Tôi mong rằng khi mắt ông nhìn thấy ánh sáng ông sẽ không phải nhìn thấy những thứ rác rưởi. Ông chỉ thấy bầu trời xanh, con đường xanh, thảm cỏ xanh…

“Ông và cháu” (ảnh minh họa)
“Ông và cháu” (ảnh minh họa)

Độ này Hà Nội cũng đã rất quyết liệt trong vấn đề xử lý rác. Tẩy trừ tệ đổ rác ra đường. Công bố các điểm đen về rác thải. Phạt nghiêm. Tiền phạt tăng cao... Cũng đã có chuyển biến nhưng nhìn sâu thì  ý thức người dân vẫn chưa thực sự được nâng cao. Cần phải làm chặt hơn, nghiêm hơn.

Mặt khác phải rất nghiêm khắc với hệ thống quản lý, tổ nào, phường nào, quận nào cứ đầy rác thải là phải tính đến trách nhiệm những người đứng đầu đơn vị đó. Phải coi rác là kẻ thù nguy hiểm như giặc xâm lược, phải chiến đấu và chiến đấu lâu dài cho đến lúc người dân bỏ được thói quen vứt rác bừa bãi và có luật cụ thể để xử phạt dù chỉ ném một que tăm xuống đường phố…

Người Hà Nội quyết tẩy trừ tệ đổ rác ra đường. Đã có rất nhiều bài báo “Rất cần một cuộc vận động lớn”. Đúng thế, không những cần một cuộc vận động lớn mà còn cần một biện pháp cứng rắn, quyết liệt, mới mong giữ được “thành phố xanh”, mới đảm bảo được không chỉ một đoạn đường xanh, mà cả thành phố xanh, sạch, đẹp.

Con đường từ cầu T11 vào các khu tập thể và thôn xóm rộng to nhưng cháu gái vẫn phải dắt ông đi mon men lối nhỏ vì đá, đất, rác vẫn thành từng đống. Có tiếng chuông điện thoại di động reo, người ông dừng lại cầm máy nghe, khuôn mặt hồ hởi: Bà nó à. Tôi khỏe lắm, vui lắm. Đường rộng thênh thang sạch sẽ, hai ôtô cùng chạy không phải tránh nhau, đêm đến hoa sữa thơm nức… Vụ lúa xong chưa, chuẩn bị ra ngoài này… Sao, bà bảo sợ khó quen với thời tiết à? Không, ngoài này thời tiết hơi se lạnh, nhưng là sự se lạnh để người ta gần gũi nhau hơn, yêu nhau hơn…

Hai ông cháu dừng bên đường nghe điện thoại, tôi cũng lắng nghe và có cả những cô chở rác, áo xanh sọc vàng, biểu hiện cho đường và cây cũng lắng nghe, trên môi mọi người nở nụ cười vui vẻ, chia sẻ, tin tưởng…

Cao Tiến Lê