Đầy bất trắc, khó lường

ANTĐ - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lâu nay luôn phải chịu áp lực nặng nề khi chống chọi với “dòng lũ” thực phẩm tiểu ngạch, nhất là gia cầm từ Trung Quốc tràn sang. Thế nên, cần cân nhắc đầy đủ lợi hại cũng như rủi ro khi “mở cửa” nhập khẩu gia cầm chính ngạch từ thị trường đầy bất trắc này.

Dù muốn hay không, hàng chục vạn doanh nghiệp nước ta đều phải chịu tác động từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam nhận được lợi ích thương mại, ngược lại cũng phải mở cửa thuế xuất -nhập khẩu. Đơn cử, khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, giới chuyên gia từng cảnh báo, đừng nên nghĩ rằng Việt Nam sẽ được lợi nhiều nhất. Điều đáng lo số một là ngành chăn nuôi sẽ phải căng sức cạnh tranh trong “cuộc chiến” không cân sức với ngành chăn nuôi các nước tiên tiến.

Trong khi đó, ngành chăn nuôi trong nước chỉ là những trang trại nhỏlẻ, manh mún ghép lại. Dù đã có chính sách hỗ trợ chăn nuôi, song mỗi con lợn vẫn phải“cõng” tới 50 loại thuế, phí; con gà cũng phải chịu 14 thứ thuế, phí. Chưa hết, các yếu tố đầu vào quyết định chất lượng nông sản như thức ăn, con giống, thuốc thú y đều phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung của doanh nghiệp nước ngoài. Các cơ quan quản lý cũng chưa kiểm soát được chất lượng nông sản dẫn đến tình trạng hàng trôi nổi trên thị trường, chất lượng kém, gây dịch bệnh. Đặt ngành chăn nuôi trong bối cảnh này để thấy, nguy cơ thua trên sân nhà khi bước vào sân chơi hội nhập là khó tránh khỏi.

Nếu như ý ưởng mở toang cửa, cho phép nhập chính ngạch gia cầm và các sản phẩm nông nghiệp khác từ biên giới phía Bắc trở thành hiện thực, thì chẳng khác nào, giáng thêm một “đòn” nặng vào hàng trăm nghìn hộ chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước.

Đây không chỉ là lời cảnh báo, thực tế hết sức phức tạp đang diễn ra ngay trước mắt.

Những năm gần đây, gà thải loại, thịt lợn kém chất lượng cùng lục phủ ngũ tạng…

theo đường tiểu ngạch qua biên giới Việt Trung đã trở thành “đại họa” đối với người

dân trong nước. Mặc dù buôn bán tiểu ngạch, ngay cả với hàng hóa nông sản, thực

chất là giao thương giữa tư thương, doanh nghiệp hai nước.

Trong đó, tình trạngnhập nhằng trong thanh toán, chất lượng nông sản cũng rất tù mù. Chính vì thế, aidám cam đoan rằng, từ tiểu sang chính ngạch sẽ kiểm soát chặt chẽ, không cònnhững kẽ hở và lỗ hổng về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ đảm bảo 100%?Không nên quên rằng, ngay lực lượng kiểm soát lĩnh vực này cũng thừa nhận hầu nhưchỉ kiểm tra bằng mắt, trực giác là chính. “Cẩn tắc vô ưu”.

Trước những rủi ro đầy bất trắc, khó lường, người tiêu dùng cho rằng, tốt nhất không nên “rước họa vào thân” khi cho phép nhập chính ngạch gia cầm, gia súc dù “tươi sống” hay giết mổ từ Trung Quốc. Lợi chưa thấy đâu, hại đã thấy quá rõ, chưa kể còn “góp phần” đẩy ngành nuôi nước ta vào đường cùng