Cứu sống bé gái 2 tuổi bị nhiễm phế cầu khuẩn nặng

Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 vừa điều trị thành công một trường hợp nhiễm trùng nặng do phế cầu. Đó là bé gái H. L. Th. Tr. 2 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh.

Cứu sống bé gái 2 tuổi bị nhiễm phế cầu khuẩn nặng

Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 vừa điều trị thành công một trường hợp nhiễm trùng nặng do phế cầu. Đó là bé gái H. L. Th. Tr. 2 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh.

Sau hơn 1 tuần điều trị cháu Tr cải thiện, tỉnh táo, cai được máy thở
Sau hơn 1 tuần điều trị cháu Tr cải thiện, tỉnh táo, cai được máy thở

Ngày 22/2, bác sĩ Minh Tiến cho biết, cháu Tr. bị sốt cao nổi hạch ở cổ phải, sưng to, gây viêm tấy xung quanh lan lên mặt má phải 2 ngày, điều trị tư không khỏi người nhà đưa cháu đến bệnh viện Nhi đồng 1.

Khi Tr. nhập viện trong tình trạng lơ mơ, co giật toàn thân, khó thở tím tái, sưng tấy vùng cồ 2 bên lan lên mặt má, sưng đỏ 2 bên hốc mắt, da nổi bông toàn thân, mạch nhẹ khó bắt tay chân mát. Tại bệnh viện, cháu được đặt nội khí quản giúp thở, chống sốc bằng dịch truyền và thuốc vận mạch, kháng sinh phổ rộng.

Xét nghiệm cấp cứu cho thấy em biểu hiện nhiễm trùng nặng, cấy máu và cấy dịch phế quản cho kết quả em bị nhiễm phế cầu khuẩn có tên khoa học là pneumococcus. Cháu được đổi kháng sinh đặc hiệu điều trị vi khuẩn này và phối hợp điều trị hỗ trợ tích cực khác như thở máy điều chỉnh nước điện giải, toan kiềm, dinh dưỡng đường tĩnh mạch.

Kết quả sau hơn một tuần điều trị, tình trạng cháu Tr. đã cải thiện, cai được máy thở, tỉnh táo.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo, cha mẹ có con bị sốt và nổi hạch cổ cần đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ  khám và tìm nguyên nhân, điều trị kịp thời. Nguyên nhân viêm hạch thường do nhiễm khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu, heomphilus influenzae… hoặc hiếm hơn do bệnh lý miễn dịch, bệnh chuyển hóa, bệnh lý ác tính,…

Hiện nay một số cơ sở y tế có tiêm phòng vaccin phế cầu theo tự nguyện.

Theo Vnmedia