Chung sức đồng lòng vượt mọi khó khăn

(ANTĐ) - Suy tư về những bộn bề công việc của thành phố chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Niềm vui vì cả hệ thống chính trị của thành phố sau hợp nhất đã vận hành đồng bộ, khẩn trương và đầy trách nhiệm. Chưa hài lòng vì sự phối hợp còn thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan của thành phố và giữa thành phố với các Bộ, ngành Trung ương… Đồng chí Phạm Quang Nghị - ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chia sẻ những cảm xúc trong cuộc gặp gỡ cuối năm với phóng viên An ninh Thủ đô.

Chung sức đồng lòng vượt mọi khó khăn

(ANTĐ) - Suy tư về những bộn bề công việc của thành phố chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Niềm vui vì cả hệ thống chính trị của thành phố sau hợp nhất đã vận hành đồng bộ, khẩn trương và đầy trách nhiệm. Chưa hài lòng vì sự phối hợp còn thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan của thành phố và giữa thành phố với các Bộ, ngành Trung ương… Đồng chí Phạm Quang Nghị - ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chia sẻ những cảm xúc trong cuộc gặp gỡ cuối năm với phóng viên An ninh Thủ đô.

Trong câu chuyện của mình, ông không trích dẫn lại các số liệu thống kê về những thành tựu của thành phố trong năm qua, cho dù hầu hết các kết quả ấy là những minh chứng lượng hóa cụ thể nhất về những nỗ lực to lớn của toàn Đảng bộ và nhân dân Thủ đô trong suốt một năm đầy thử thách. Ông giải thích giản dị, rằng “không nên làm khổ người đọc” vì những con số khô khan ấy, đã được báo chí đăng tải nhiều lần. Điều khiến ông quan tâm nhiều hơn không phải thành tích đã đạt được, mà là những gì còn chuệch choạc, thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả, và cần làm thế nào để khắc phục những yếu kém đó.

Đồng chí Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị tặng quà các hộ gia đình khó khăn do ngập úng tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Đồng chí Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị tặng quà các hộ gia đình khó khăn do ngập úng tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Một năm nhiều thử thách

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nhận xét về năm 2008 vừa qua là một năm có rất nhiều khó khăn, thử thách lớn đối với Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội. Một năm thiên tai lớn chưa từng có, đầu năm là rét đậm, rét hại kéo dài, cuối năm là trận mưa lịch sử, gây ngập úng trên diện rộng với quy mô, mức độ chưa từng có. Khó khăn thứ ba là phải tổ chức, thực hiện một khối lượng công việc hết sức to lớn và quan trọng là thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về việc hợp nhất Hà Nội - Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc Lương Sơn (Hòa Bình).

Ngay sau khi hợp nhất, thành phố vẫn phải tiếp tục thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá. Thành phố đã lựa chọn rất đúng các nhiệm vụ này, tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện, thông qua đó thúc đẩy các lĩnh vực công tác khác của thành phố. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị dẫn chứng: “Ví dụ như thực hiện tốt cải cách hành chính sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực, uy tín của Đảng, của Nhà nước, nâng cao trách nhiệm cán bộ, tạo ra môi trường thu hút đầu tư tốt hơn. Tương tự như vậy, khi thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác cũng tạo thành hợp lực, đưa thành phố có những bước tiến bứt phá hơn trước. Trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, chúng ta chọn ra 2 khâu đột phá là cải cách hành chính và công tác cán bộ, thêm một lần nữa nhấn mạnh, đề cao nhân tố con người đối với mọi công việc”.

Ông nhận xét, trong năm 2008, thành phố đã thu được kết quả khả quan trong việc thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá, tạo được những chuyển biến tích cực khá rõ nét, khi tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ đã được nâng cao hơn, số vi phạm trong lĩnh vực xây dựng giảm nhiều, cấp phép tăng lên... Tuy nhiên, ông nói rằng chưa thể hài lòng với những kết quả đã đạt được, bởi đây là những công việc khó khăn, tồn đọng từ lâu nên chúng ta vẫn phải tiếp tục nỗ lực rất nhiều trong thời gian tới.

“Trong năm vừa qua, chúng ta đã thực hiện rất khẩn trương và có trách nhiệm công tác tổ chức lại hệ thống chính trị sau khi thành phố hợp nhất, không tạo ra sự hẫng hụt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc. Một thử thách tức thì sau đó là đợt thiên tai ngập úng lịch sử, cả bộ máy đã vào cuộc với tinh thần chủ động, đầy trách nhiệm, bám dân, bám cơ sở, tìm mọi cách, mọi biện pháp khắc phục khó khăn, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra. Không để xảy ra vỡ đê, không để dân bị đói, rét. Không để xảy ra dịch bệnh; không để xảy ra mất trật tự, an ninh. Đó là những kết quả khẳng định hiệu quả, hiệu lực của bộ máy, của toàn thể hệ thống chính trị sau khi hợp nhất. Trong tư tưởng, tình cảm cũng như việc làm, không ai có sự phân biệt Hà Nội cũ, mới. Có thể nói đó là những hình ảnh đẹp, là tấm gương của tập thể lãnh đạo thành phố, của toàn Đảng bộ và nhân dân Thủ đô, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau khắc phục khó khăn” - đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.

Ông cho biết, một giải pháp cụ thể cho khâu đột phá là công tác cán bộ, mà lẽ ra vừa qua đã làm mạnh hơn. Nhưng vì phải ưu tiên cho nhiệm vụ ổn định bộ máy, tổ chức và cán bộ sau hợp nhất, nên sắp tới chúng ta sẽ làm mạnh hơn, đồng bộ ở tất cả các cấp, ngay trong quý  I-2009. “Luân chuyển không phải chỉ để giảm bớt số lượng cán bộ quản lý ở cấp thành phố, mà mục đích chính là đưa cán bộ xuống cơ sở để đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng, chia sẻ khó khăn với cơ sở. Cán bộ thành phố xuống quận, huyện; cán bộ quận, huyện xuống xã, phường. Trong từng cơ quan, từng sở, ngành cũng sẽ thực hiện điều chuyển”.

Vẫn còn những lời than phiền…

Đồng chí Bí thư Thành ủy nói rằng, có một cán bộ đi công tác nước ngoài từ đầu năm 2008 mới về kể lại, khi ở nước ngoài nghe những thông tin qua báo chí về trận lụt lịch sử tại Hà Nội, anh hình dung khi trở về sẽ phải chứng kiến những hậu quả hết sức nặng nề, thế nhưng những gì anh thấy hầu như không còn dấu vết gì của trận ngập úng. Bộ mặt phố phường, nhà cửa Thủ đô sau ngập lụt sạch sẽ, thậm chí anh còn nhận xét là “có phần sáng láng hơn”. Thêm một điều ngạc nhiên nữa là tình trạng hàng rong, sắp xếp xe cộ tại khu vực phố cổ nơi anh sinh sống đã trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn rất nhiều so với vài tháng trước.

“Những chuyển biến ban đầu ấy được nói lên bởi một công dân Hà Nội ghi nhận những việc mà trước kia chúng ta muốn làm nhưng chưa làm được” - đồng chí Phạm Quang Nghị nói. Trên thực tế, tỷ lệ nhà xây có phép trên địa bàn thành phố đã tăng lên rất cao trong thời gian qua, từ 30 - 40% những năm trước, đến nay là 92%. Việc chống đổ phế thải bừa bãi đã mang lại hiệu quả bước đầu tích cực; quản lý hàng rong, vỉa hè lòng đường có những chuyển biến rõ rệt…

Tuy nhiên, đồng chí Phạm Quang Nghị cũng chỉ ra nhiều điểm yếu kém. Trước hết là thành phố chưa khơi được hết những tiềm năng để xây dựng và phát triển Thủ đô, từ nguồn lực con người, từ trí tuệ, chất xám, từ nguồn vốn trong dân, từ thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài... Vấn đề quy hoạch phát triển, quy hoạch chung cũng như quản lý quy hoạch trên từng lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng ta đang chứng kiến một thành phố đang trong quá trình xây dựng, phát triển hết sức nhanh, nhưng thiếu bài bản.

“Qua trận ngập lụt vừa rồi, chúng ta nghe thấy rất nhiều lời than phiền về chất lượng công tác quy hoạch đô thị, về vấn đề tiêu thoát nước, về quy hoạch cốt đường, cốt nền... Chúng ta phấn chấn, tự hào về số lượng nhà mới mọc lên, nhưng qua trận mưa lụt vừa rồi, lại bộc lộ những nhược điểm rất lớn trong công tác quy hoạch”.

“Và một vấn đề quan trọng nữa, đó là chất lượng của sự tăng trưởng. Tôi đã đi thăm một xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu 100% do một doanh nhân Nhật Bản đầu tư. Nhưng khi tới thì thấy sản phẩm xuất khẩu chỉ là một số phụ kiện dùng trong nhà bếp. Gỗ để chế biến sản phẩm, rồi từ cái bản lề cũng phải nhập từ nước ngoài. Qua việc này cho thấy, thu hút được doanh nhân người Nhật kia vào đầu tư là một thành công, xuất khẩu được 100% sản phẩm ra nước ngoài cũng là một thành công, nhưng chất lượng, hiệu quả thực tế của việc đầu tư ấy đến đâu thì còn nhiều điều cần bàn lắm. Khi tôi hỏi ông Giám đốc người Nhật những chiếc bản lề này được sản xuất ở đâu? Ông tỏ ra hơi ngại khi phải trả lời, những chiếc bản lề như thế này thì ở Việt Nam chưa làm được”. Đồng chí Bí thư Thành ủy đã lấy dẫn chứng cụ thể ấy để phân tích những hạn chế của thành phố về chất lượng tăng trưởng.

Là công dân Thủ đô, phải có trách nhiệm với thành phố

Đồng chí Bí thư Thành ủy nói rằng, sự kiện 1.000 năm Thăng Long - Hà Nộ

Trong cuộc trò chuyện cuối năm với Bí thư Thành ủy Hà Nội, chúng tôi “tò mò” hỏi ông về cái Tết của gia đình ông. Ông cười và bảo rằng chẳng có gì đặc biệt, không có gì khác với cái Tết chung của mọi người, thậm chí còn khá đơn giản. Chúng tôi biết rằng, với người nắm giữ trọng trách lớn lao như ông, chẳng có nhiều thời gian để lo cho cái Tết của riêng mình. Kế hoạch đi thăm, đi kiểm tra công tác, đi chúc Tết các cơ quan của đồng chí Bí thư thường là choán hết những thời gian ít ỏi của những ngày lễ Tết. Đó là thời điểm mà đa số mọi người quây quần, sum vầy bên gia đình: đêm 30 và ngày mồng Một.

Ông kể rằng, có một kỷ niệm đáng nhớ đối với ông trong mấy cái Tết trên cương vị Bí thư Thành ủy, đó là vào đêm 30 hoặc thậm chí đúng sáng mồng Một Tết, có người dân gọi điện đến nhà ông để phàn nàn về việc khu dân cư của họ bị mất điện, mất nước. Trong gia đình ông, cũng có người cảm thấy bị làm phiền vì với truyền thống của người Việt, chẳng mấy ai lại “quấy quả” người khác trong những thời khắc thiêng liêng ấy. Nhưng ông bảo rằng, người dân phải gọi điện đến là họ bức xúc lắm. Những lần như thế, ông đều yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố kiểm tra ngay những điều người dân phản ánh, và nhiều khi, việc mất điện chỉ là do… dùng quá tải gây ra.

Chúng tôi hỏi ông sẽ chúc điều gì với nhân dân Hà Nội trong năm 2009, ông nói điều ông mong muốn nhất đó là sự đoàn kết, nhất trí; là sự đồng tâm, hiệp lực. Ông nhấn mạnh, đó là nhân tố cực kỳ quan trọng để thực hiện thành công mọi nhiệm vụ. Từng người, từng nhà, từng cơ quan phải nỗ lực phấn đấu, chung sức đồng lòng, đó chính là sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, hướng tới ngày Đại lễ nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội.

i không chỉ quan trọng đối với Thủ đô hay cả nước, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với 1 năm hay 1 nhiệm kỳ, mà là sự kiện nghìn năm mới có một lần. Tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao ấy đòi hỏi các cấp, các ngành và tất cả mọi người bên cạnh niềm tự hào to lớn là phải hết sức nêu cao trách nhiệm, phải nỗ lực làm tốt hơn nữa mọi việc hướng tới 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội một cách xứng đáng nhất: Xứng đáng với truyền thống trong quá khứ, xứng đáng với hiện tại và xứng đáng với mong đợi về tương lai.

Ông cũng nói rằng, năm 2009 phải triển khai đồng bộ các dự án, công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với tốc độ khẩn trương nhất, đồng thời cũng phải đặc biệt chú ý chất lượng, không vì tiến độ mà coi nhẹ chất lượng. “Đây là những công trình rất có ý nghĩa, để lại cho các thế hệ mai sau. Những cơ quan, đơn vị nào được giao phải nhận thức đầy đủ cả hai yêu cầu đó. Nhưng nếu phải lựa chọn giữa tiến độ và chất lượng thì hãy chọn chất lượng”.

Đồng chí Bí thư Thành ủy cũng bày tỏ mong muốn cần phải có những cơ chế, chính sách đặc thù. Ông cho rằng, bên cạnh những quy định chung có tính phổ biến với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cần phải có những cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với yêu cầu quản lý Thủ đô. Thế nhưng hiện nay, hệ thống chính sách, quy định từ pháp luật cho tới Nghị định, Thông tư được soạn thảo để áp dụng chung cho cả nước, chứ chưa có cơ chế, chính sách riêng cho Thủ đô. “Chúng ta phải đề nghị, phải xin từng thứ một cho nên không đồng bộ, không tạo cho bộ máy quản lý đô thị của Hà Nội một sự chủ động đủ mức cần thiết để xử lý những vấn đề riêng, đặc thù của Thủ đô Hà Nội. Ví dụ xử phạt hành chính trên địa bàn Thủ đô không thể giống như trên địa bàn cả nước được.

Hà Nội cần phải xây dựng một khung phí xử phạt khác. Một người vượt đèn đỏ, đi trái đường gây ách tắc giao thông ở Hà Nội tạo nên những tổn thất lớn hơn nhiều so với ở vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng lại xử phạt giống như các nơi thì không đủ sức răn đe. Chúng ta muốn có cơ chế đặc thù cho Hà Nội không phải vì chúng ta muốn làm “khác người” mà đó là do yêu cầu quản lý đô thị đặt ra”.

Có một vấn đề mà ngay từ khi nhậm chức Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông đã rất quan tâm, chú trọng thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đó là xã hội hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm mà thành phố đang triển khai thực hiện. Trên thực tế, kinh phí ngân sách dù lớn đến đâu cũng không thể đủ để giải quyết những nhu cầu rất lớn, rất đa dạng của các vùng miền, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, trong khi đó, những nguồn lực có thể huy động được thông qua xã hội hóa từ các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế ở Thủ đô lớn hơn bất cứ những nơi nào khác của cả nước. Điều khiến ông muốn thúc đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa còn là nhằm tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức, trong ý thức của mỗi người; khắc phục tư tưởng bao cấp, thụ động và ỷ lại Nhà nước. Thủ đô Hà Nội đã luôn được quan tâm đầu tư nhiều hơn các địa phương khác, cho nên mỗi công dân Thủ đô cũng phải có trách nhiệm lớn hơn đối với chính thành phố của mình.

Thanh Bình