Cần có môi trường kinh doanh công bằng đối với tất cả các nền kinh tế thành viên APEC

ANTD.VN -Trong ngày làm viê%3ḅc đầu tiên của Hội nghị lần thứ 2 các quan chức cấp cao APEC (SOM2) thì Hội thảo Giấy chứng nhận xuất khẩu do Tiểu ban về tiêu chuẩn và hợp chuẩn (SCSC), Diễn đàn hợp tác an toàn thực phẩm (FSCF) và Mạng lưới các viện đào tạo hợp tác (PTIN) đồng tổ chức đã đón nhâ%3ḅn sự quan tâm của đông đảo các đại biểu tham dự.

Bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua cấp giấy chứng nhận xuất khẩu

Tại Hội thảo Giấy chứng nhận xuất khẩu do Tiểu ban về tiêu chuẩn và hợp chuẩn (SCSC), Diễn đàn hợp tác an toàn thực phẩm (FSCF) và Mạng lưới các viện đào tạo hợp tác (PTIN) đồng tổ chức, các đại biểu tham dự đều nhấn mạnh vai trò của giấy chứng nhận xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Song song đó là những đánh giá và báo cáo của các nền kinh tế thành viên trong việc thực hiện các nguyên tắc về việc cấp giấy chứng nhận được Ủy ban kiểm tra xuất nhập khẩu thực phẩm và hệ thống chứng nhận đề ra. Những vấn đề đặt ra đó là xác định các thiếu sót và thách thức trong việc thực hiện các nguyên tắc của Ủy ban, từ đó tiếp tục đối thoại về việc sử dụng các sáng kiến nhằm cải thiện công tác thông tin tuyên truyền liên quan đến giấy chứng nhận xuất khẩu.

Hội thảo Giấy chứng nhận xuất khẩu nhận được đông đảo sự quan tâm của các đại biểu

Ông Lê Anh Ngọc, Phụ trách Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết: Các nước APEC hợp tác với nhau tìm các đầu mối cụ thể để hợp tác, đồng thời dựa trên quan điểm hợp tác và tìm hiểu lẫn nhau để giảm thiểu các rào cản kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Việc đánh giá, phân loại sản phẩm, những khó khăn vướng mắc trong các chứng thư cho các lô hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu, làm sao để giảm giấy tờ hành chính, tạo điều kiện tối đa, thuận lợi cho doanh nghiệp của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các nước.

Cần phải tạo ra một hệ thống công bằng và cởi mở

Đáng chú ý, tại hội thảo ông Micheal Choi, Văn phòng Chính sách Nông nghiệp, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phiên họp của APEC lần này là thắt chặt hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm tăng cường quan hệ thương mại, trong đó có lĩnh vực thực phẩm. Cũng theo ông Michael Choi, điều quan trọng là phải đảm bảo sự cân bằng giữa việc tạo thuận lợi, thông thoáng trong các hoạt động thương mại, các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng... muốn thâm nhập vào các thị trường chung thì mỗi quốc gia phải vượt qua nhiều hàng rào thương mại.

Các đại biểu tại hội nghị quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 

Trên thực tế, mỗi quốc gia các quy định riêng về giấy chứng nhận xuất khẩu, chính vì thế có nhiều quy chuẩn khác nhau về thực phẩm, và khi thực phẩm được xuất khẩu sang các thị trường khác nhau thì cần phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể của quốc gia đó, vị đại diện Văn phòng Chính sách Nông nghiệp, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.

Nhiều người đang quan tâm đến vấn đề cá da trơn của Việt Nam và Trung Mỹ, hay vấn đề xuất khẩu tôm ở Hàn Quốc hay Nhật Bản. Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, để tất cả mọi người cùng được hưởng lợi trong các hoạt động thương mại thực phẩm thì cần phải tạo ra một hệ thống công bằng và cởi mở.