Ai chịu trách nhiệm?

(ANTĐ) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương lớn, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo. Thực tế, nhiều lao động sau khi đi XKLĐ về đã có vốn  để làm giàu. Mặt khác, đi XKLĐ phần nào đó cũng giúp nâng cao trình độ lao động để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề phí để được đi XKLĐ vẫn còn nhiều khúc mắc chưa được giải quyết.

Ai chịu trách nhiệm?

(ANTĐ) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương lớn, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo. Thực tế, nhiều lao động sau khi đi XKLĐ về đã có vốn  để làm giàu. Mặt khác, đi XKLĐ phần nào đó cũng giúp nâng cao trình độ lao động để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề phí để được đi XKLĐ vẫn còn nhiều khúc mắc chưa được giải quyết.

Theo Báo cáo Phát triển Con người 2009 do tác giả Jeni Klugman (làm chủ nhiệm và được xây dựng theo yêu cầu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc) vừa công bố mới đây cho thấy, đi lao động ở nước ngoài thông qua các cơ sở môi giới trung gian có mức chi phí rất khác nhau, song thường là rất cao. Ví dụ, lao động Indonesia phải chi khoảng 6 tháng lương để được sang lao động ở Malaysia và Singapore. Chi phí cho một người Việt Nam đi lao động ở Nhật Bản bằng tổng mức thu nhập của người đó trong 6,5 năm ở trong nước!

Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) mới đây cũng cho rằng, đa số doanh nghiệp Việt Nam phái cử thực tập sinh sang Nhật đều đã áp dụng mức thu tiền bảo lãnh hợp đồng dưới hình thức ký quỹ từ 2.000 -3.000USD/người. Khoản chi phí này là quá cao! Thậm chí bị một số doanh nghiệp lạm thu, chi trả không đúng quy định, tạo thêm gánh nặng cho người lao động nghèo sang Nhật.

Bên cạnh đó, hầu hết lao động muốn sang các thị trường khác để làm việc đều phải chi số tiền cao. Theo báo cáo đánh giá sơ bộ về xuất khẩu lao động của ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội gần đây cho thấy, chi phí cho đi lao động xuất khẩu gấp 1,5-2 lần, thậm chí có thị trường gấp đến 10 lần so với thông báo của các doanh nghiệp tuyển dụng…

Thực ra, quy định về phí đi XKLĐ hiện nay đã được công khai, theo mức tính toán của cơ quan niêm yết, tối thiểu sau 2 năm làm việc, lao động mất 1 năm để trả nợ, năm còn lại để tích lũy. Thế nhưng, nếu số tiền người lao động phải bỏ ra vượt quá so với khung này chắc chắn thời gian để trả nợ sẽ lâu hơn và nhiều trường hợp không còn khả năng tích lũy.

Rào cản để đi XKLĐ chính là vấn đề phí cao. Thế nhưng, dường như không ai quan tâm đến vấn đề làm thế nào để người lao động không bị “chặt chém” và từ khi quy định này có hiệu lực thì chưa có ai bị xử phạt... Lao động muốn đi XKLĐ tại những thị trường được cho là thu nhập cao vẫn đành phải chấp nhận bị “chặt chém”, theo “cò mồi”.

Huệ Chi